Hướng đi tiếp theo của Samsung trên con đường phát triển sẽ như thế nào?
Samsung Electronics đang đẩy mạnh kế hoạch kết nối tất cả mọi sản phẩm của mình, nhờ vào trợ lý ảo bằng giọng nói của sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Bằng việc mua lại một startup Hàn Quốc đang sở hữu chat bot Fluenty. Samsung Electronics đang đẩy mạnh kế hoạch kết nối tất cả mọi sản phẩm của mình, nhờ vào trợ lý ảo bằng giọng nói của sử dụng trí tuệ nhân tạo(AI) - Bixby.
Đầu năm nay, Samsung đã xác định, việc tiến hành kết nối tất cả các thiết bị có kết nối Internet của hãng sẽ là trọng tâm.
Đây là một phần của nỗ lực của công ty, để bắt kịp với xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo ngày càng rộng rãi trong các ngành công nghiệp trên toàn cầu. Công ty cũng hiểu được tầm quan trọng của một nền tảng dùng để kết nối mọi thứ, qua đó giảm sự phụ thuộc nặng nề vào các mảng kinh doanh phần cứng, chẳng hạn như chip và tủ lạnh.
Vào hôm thứ Ba, Samsung thông cáo rằng họ đã mua lại một công ty khởi nghiệp được thành lập vào năm 2015, có nhiều kinh nghiệm trong mảng học tập ngôn ngữ tự nhiên và công nghệ về dữ liệu lớn. Công ty này bao gồm các nhà phát triển phần mềm đến từ những công ty công nghệ hàng đầu Hàn Quốc như Naver, LG Electronics và KT. Đây là lần đầu tiên, Samsung mua lại một công ty khởi nghiệp tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, hãng đã không công bố số tiền họ phải bỏ ra cho thương vụ này.
Theo phát ngôn viên của Samsung, việc mua lại doanh nghiệp này là một nỗ lực của hãng trong việc kết nối tất cả thiết bị thông qua Bixby. Để đạt được mục đích đó, họ phải cần những công nghệ về AI tự nhiên hơn, chính xác hơn mà công ty khởi nghiệp này đang sở hữu.
Tháng 10 năm ngoái, Samsung mua lại Viv Labs, một công ty của Hoa Kỳ chuyên về công nghệ quản lý dữ liệu và "hiểu ngôn ngữ".
Kể từ lúc này, hãng đã công bố hướng đi dài hạn của mình trong việc xây dựng một hệ sinh thái mở, sử dụng AI để điều khiển các thiết bị gia dụng của họ, chỉ bằng cách nói chuyện với Bixby.
Với việc giới thiệu Galaxy S8 – thiết bị đầu tiên có cài đặt sẵn Bixby, Samsung đã chứng minh những nỗ lực của mình trong việc chuẩn bị cho tương lai.
Tháng trước, giám đốc mảng di động của Samsung là Koh Dong-jin đã nhấn mạnh tầm quan trong của "tư duy kết nối" tại hội nghị phát triển Samsung 2017 ở San Francisco. Tại hội nghị, Koh đã tuyên bố rằng Samsung sẽ kết nối tất cả các thiết bị của hãng, bằng cách làm việc với các nhà phát triển để cho ra đời một hệ sinh thái mở. "Samsung sẽ tham gia hợp tác với các nhà phát triển cả ở trong và ngoài nước để xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo. Nơi hàng tỷ thiết bị có thể kết nối với nhau nhanh hơn và an toàn hơn. Các nhà phát triển và kinh doanh cũng có thể tận dụng được hệ sinh thái kết nối vô tận này."
Để tăng cường khả năng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, hãng đã thành lập phòng nghiên cứu thí nghiệm AI tại đại học Montréal, Canada vào tháng 8 vừa rồi. Mục tiêu thu hút các tài năng trên toàn cầu và tăng cường chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu AI.
Năm ngoái, một công ty con được điều hành bởi Trung tâm Chiến lược và sáng tạo của Samsung đã đầu tư 30 triệu USD vào Graphcore, một công ty sản xuất chip trên nền AI của Anh.
Samsung dự định sẽ tung ra Bixby 2.0 trong vòng vài tháng tới, nhằm bù đắp những lỗi và tính năng còn thiếu của bản gốc được tung ra hồi tháng 5. Phiên bản nâng cấp sẽ được trang bị các công nghệ từ Viv Labs, cho phép nền tảng này hiểu được những câu phức tạp hơn và chính xác hơn.
2 mảng kinh doanh cốt lõi của Samsung là điện thoại và thiết bị điện tử sẽ phải trải qua 1 giai đoạn chuyển đổi để phù hợp với chiến lược mới này.
Tuy nhiên, do nhu cầu về các bộ nhớ sẽ tiếp tục tăng cao trong quá trình phát triển các ngành nghề công nghệ sử dụng AI, ngành sản xuất chip nhớ đang tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Samsung cũng sẽ thu được lợi nhuận lớn.
G.P / Koreatimes
Nguồn Trí thức trẻ