Điều gì sẽ xảy ra khi các ông trùm công nghệ tham gia thế giới truyền thông?
Giờ đây, thay vì chỉ đơn thuần truyền tải các chương trình TV show, âm nhạc và phim ảnh đến màn hình và các thiết bị, các tập đoàn công nghệ lớn đang đầu tư một lượng tiền khổng lồ vào nội dung truyền thông.
Netflix hiện được giới trẻ hết sức yêu thích với các chương trình và phim ảnh đa dạng.
Netflix cho thấy dấu hiệu của sự thay đổi. Đây là công ty công nghệ ở trung tâm Thung lũng Silicon. Năm 2011, Netflix bắt đầu thu phí đắt đỏ đối với các chương trình bình dân, chất lượng tốt nhờ dịch vụ truyền tải video của công ty. Amazon sớm làm theo và bây giờ Apple thuê các nhà sản xuất truyền hình, đầu tư một tỷ đô la một năm cho sản xuất và gần như chắc chắn lên kế hoạch triển khai một kênh truyền tải video mới (video streaming). Google và Facebook cũng đang phát triển chiến lược nội dung.
Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện những công ty truyền thông lâu đời mở đường cho những công ty mới tham gia thị trường để cung cấp truyền hình tốt hơn cho thế giới.
Câu chuyện này nên được hiểu như một vụ giành giật sức mạnh truyền thông quy mô lớn của các hãng công nghệ.
Trong lịch sử đã có tiền lệ khi truyền thông bị thống trị bởi một ngành khác lớn hơn. Vào thế kỷ 20, nhiều tiến bộ quan trọng trong truyền thông và văn hóa được thúc đẩy nhờ các tập đoàn điện tử. Ngành công nghiệp thu âm và radio ra đời, cung cấp nội dung truyền thông chạy trên các thiết bị điện tử - nơi sinh ra nhiều lợi nhuận nhất.
Đến khi nội dung tự nó đủ sinh lợi, các hãng điện tử sản xuất và phân phối nội dung, hình thành nên nhóm độc quyền về truyền thông rộng lớn. Mạng truyền hình quan trọng của Mỹ, NBC, từng là chi nhánh của General Electric. Những công ty lớn kỉ lục thường là công ty con của các gã khổng lồ ngành điện tử. Tiếp theo, tập đoàn điện tử Sony của Nhật trở thành một thế lực truyền thông lớn.
Những đường biên đang bị xóa mờ, nhưng điện tử và công nghệ vẫn có khoảng cách, với truyền thống và những công ty riêng của hai ngành. Độc quyền tập đoàn ngành công nghệ còn quyền lực hơn các tập đoàn điện tử và những gã khổng lồ trong ngành truyền thông.
Bây giờ chúng ta cần hiểu điểm xuất phát của ngành công nghệ đang xuất hiện ở khắp mọi nơi. Thực tế, ngành này sinh ra từ Chiến tranh lạnh, chính phủ chi tiêu cho máy tính và phương tiện truyền thông nhiều thông qua chủ trương khởi nghiệp công nghệ.
Tuy nhiên, những người quan tâm tin rằng máy tính có thể phục vụ đời sống con người bằng cách phân tán quyền lực của các phương tiện truyền thông và họ không tin tưởng vào Nhà nước. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành công nghệ vào những năm 90s giống như chính sách toàn cầu kiên định với quan điểm rằng thị trường thay vì các tổ chức dân chủ xác định cách đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người dân tốt hơn.
Trong phiên bản chủ nghĩa tư bản tân tự do, sự sinh sôi của các công ty công nghệ bị điều chỉnh nhẹ hơn so với các công ty viễn thông và truyền thông, cả trong cạnh tranh và trách nhiệm đối với nội dung truyền qua hệ thống của các công ty này.
Dưới hệ thống luật của Mỹ và nhiều nước châu Âu, nhà cung cấp dịch vụ Internet, công cụ tìm kiếm và các mạng xã hội chỉ có trách nhiệm giới hạn cho nội dung mà họ lưu trữ và lan truyền. So với các công ty truyền thông, các công ty công nghệ có nghĩa vụ rất nhỏ trong việc ngăn chặn sự lan tỏa của những nội dung có vấn đề như nội dung tiêu cực, gây thù ghét. Họ được tự do đáng kể trong việc thu thập và bán dữ liệu của người dùng.
Hơn nữa, công ty truyền thông thường bị ràng buộc bởi luật, để cung cấp sản phẩm phục vụ sự quan tâm của công chúng. Các công ty này được yêu cầu làm cho thông tin liên quan đến cuộc sống của người dân, các chương trình giải trí và văn hóa đa dạng. Điều quan trọng là các công ty công nghệ không có trách nhiệm đó.
Gánh nặng được tối thiểu hóa giúp nuôi dưỡng các tập đoàn công nghệ lớn ở Mỹ ngày càng lớn mạnh, bao gồm bộ ngũ: Google, Apple, Facebook, Amazon và Microsoft.
Ngành công nghiệp thu âm là nơi đầu tiên các công ty công nghệ can thiệp vào truyền thông. Trong đó, Apple đóng một vai trò quan trọng, nhưng không phải là iPod hay Itunes, mà là sự ra đời của iPhone và AppStore đã tạo ra ảnh hưởng. Hai sản phẩm đó trợ giúp dịch vụ truyền tải âm nhạc, nổi bật là Spotify và sau đó là Apple Music. Với tất cả những lời chỉ trích mà công ty này đối mặt, truyền tải âm nhạc vẫn ổn định, đặt nền tảng để việc bình thường hóa dịch vụ truyền tải có thu phí.
Các công ty công nghệ không phải chịu nhiều trách nhiệm với thông tin lan truyền trên kênh của mình, điển hình là vụ việc Facebook tác động đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ.
Netflix đạt được thành công khi giải quyết thách thức của ngành công nghệ với hệ thống cab và vệ tinh. Công ty này thu phí hàng tháng với những chương trình đắt đỏ của họ. Ngày nay, truyền hình trở thành hệ thống nơi các dịch vụ truyền tải video cạnh tranh lượng đăng ký.
Như các ông lớn ngành điện tử ở thế kỷ 20, các công ty công nghệ ban đầu tránh xa nội dung truyền thông. Đó là lý do vì sao những tiến bộ gần đây rất đáng kể. Các công ty như Apple và Amazon đem đến những nguồn lực to lớn cho thế giới nghe nhìn (mặc dù đến nay họ không quan tâm đến thu âm âm nhạc ít lợi nhuận).
Những ông lớn lâu đời trong ngành truyền thông không nên than khóc, một phần vì họ vẫn sống sót. Lợi nhuận và doanh thu từ từ âm nhạc, xuất bản và một phần truyền hình giảm sụt nhưng cả ngành nói chung vẫn được duy trì.
Ở Mỹ, đất nước tâm điểm của truyền thông và công nghệ toàn cầu, có hai nhóm độc quyền. Thung lũng Silicon sử dụng sức mạnh của mình thông qua kĩ thuật phần mềm, bằng sáng chế, các công ty khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm; Hollywood vẫn mua bán các câu chuyện, hình ảnh, bản quyền và mạng lưới quản lý tài năng. Các tập đoàn truyền thông cũng dần trở nên năng động hơn.
Đôi khi, các ngành trên cạnh tranh nhưng thường hợp tác với nhau. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì nữa, ngành công nghệ sẽ thống trị nhờ nguồn lực lớn, quy mô quốc tế và quyền lực độc quyền.
Dịch vụ công ngành truyền thông gặp nhiều thất bại, nhưng được thành lập trên nguyên tắc phục vụ công dân với thông tin, giải trí chất lượng cao. Càng ngày, họ càng phải đối đầu với ngân sách khổng lồ của Thung lũng Silicon và các công ty truyền thông lớn.
Vậy chúng ta có nên lo lắng không? Câu trả lời là Có.
Cơn bão thông tin giả, nổi bật là vụ việc Facebook tác động đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, đã cho thấy các tập đoàn công nghệ dường như không mấy quan tâm đến trách nhiệm của họ với xã hội và nền dân chủ. Họ còn tránh thuế. Ngoài ra, giống các tập đoàn điện tử, mô hình kinh doanh của họ liên quan đến việc tạo ra vòng tuần hoàn loại bỏ và thay thế rất lãng phí.
Độc quyền tập đoàn trong ngành công nghệ đang mở rộng tầm ảnh hưởng, tác động đến cảm nhận của chúng ta về thế giới, họ lưu giữ lượng lớn dữ liệu về chúng ta. Luật điều chỉnh cần phù hợp với kỷ nguyên mới, kiểm soát sự vận hành của các tập đoàn công nghệ đối với dữ liệu về người dùng. Các công ty cần chịu trách nhiệm với quy trình xử lý thuật toán mà họ sử dụng và đảm bảo rằng trong thế giới truyền thông, mọi người cần được tiếp cận những quan điểm thật sự đa dạng về cuộc sống, văn hóa và xã hội.
Thiết kế: Hương Xuân
Chu Lan Anh
Nguồn Trí thức trẻ