Google bắt đầu trở thành công ty sản xuất phần cứng
Bằng cách cho ra đời một loạt thiết bị thông minh như điện thoại Pixel, tai nghe không dây, máy tính, loa thông minh... Google dần biến mình thành nhà sản xuất phần cứng. Thế nhưng, đối với Google, đây chưa phải là âm mưu lớn nhất.
Sau nhiều năm thử nghiệm, Google mới tung ra một loạt các thiết bị thông minh như 2 điện thoại Pixel, tai nghe không dây, máy tính Chromebook đầy hấp dẫn, Jumboo, các phiên bản mini của loa thông minh Google Home, camera giống với GoPro và phiên bản tai nghe thực tế ảo. Việc "lấn sân" của Google làm cho người dùng liên tưởng đến các "ông hoàng công nghệ" như Apple hoặc Samsung chứ không phải là Người khổng lồ tìm kiếm nữa.
Bỗng nhiên, Google đang bắt đầu giống như một công ty sản xuất phần cứng.
Google đã tham gia vào lĩnh vực phần cứng trước đây nhưng vẫn không thu được thành công và có vẻ như bây giờ người khổng lồ này đã hành động một cách nghiêm túc để trở thành một doanh nghiệp thực sự. Năm ngoái, công ty đưa Rick Osterloh, Cựu chủ tịch của hãng sản xuất điện thoại di động Motorola về phụ trách mảng phần cứng. Gần đây nhất, công ty thậm chí còn đầu tư hẳn hơn 1 tỷ USD mua lại HTC để hỗ trợ về mảng này.
Đây có phải là một thay đổi đúng đắn?
Đến bây giờ vẫn không thế lý giải vì sao Google lại lấn sân sang sản xuất phần cứng khi mảng quảng cáo vẫn rất ăn nên làm ra. Cố đưa Pixel vào cạnh tranh tại thị trường điện thoại cao cấp nhưng rồi nó cũng sẽ bão hòa và Google có ít hy vọng để vượt qua được điều này.
Một minh chứng rõ ràng là năm ngoái, khi lần đầu tiên cho ra mắt dòng điện thoại Pixel, theo một ước tính Google còn chưa bán được ra 1 triệu chiếc, trong khi đó Apple bán được 1 triệu iPhone chỉ trong có vài ngày. Với doanh thu này thì những nỗ lực về phần cứng cũng không tăng thêm lợi nhuận cho Google là bao.
Nhưng có phải cố gắng này là vô nghĩa không?
Google đã ám chỉ trong các sự kiện báo chí vào đầu tháng vừa rồi lý do tại sao nỗ lực rất nhiều vào phần cứng khi giới thiệu Pixel 2 và 2 XL cũng như các sản phẩm sắp ra mắt khác. Chủ đề cơ bản trong các sự kiện chính là trợ lý ảo Google Assistant - cạnh tranh trực tiếp với Alexa của Amazon và Siri của Apple.
Công nghệ giọng nói nói riêng và AI (Trí tuệ nhân tạo) nói chung chính là tương lai của Google. AI trực tiếp hỗ trợ cho 2 thế mạnh của chính Google là công nghệ tìm kiếm và hệ điều hành Android. Những phần cứng đã gián tiếp đưa công nghệ AI vào từng ngõ ngách của ngôi nhà cũng như trong cuộc sống thông minh của người tiêu dùng.
Trợ lý Google mới chưa đầy một tuổi nhưng nó đã chứng minh bản thân mình có khả năng hơn các đối thủ lão làng như Siri của Apple, Alexa của Amazon và Cortana của Microsoft. Lợi thế của Google chính là cách liên kết chặt chẽ trong hệ sinh thái của chính mình. Nói cách khác trợ lý ảo có thể thu nhận hoàng loạt thông tin trong lịch sử tìm kiếm trên Google, tài khoản Gmail và những tiện ích khác. Sau đó, trợ lý ảo này lại tiếp tục kết nối tất cả các thông tin đó với nhau tốt hơn bất cứ đối thủ cạnh tranh nào.
Biết sử dụng những điểm mạnh của chính mình không có nghĩa là không có thách thức nào đối với Google. AI của Google chỉ đang hoạt động trong các phần cứng của nó.
Ví dụ như máy ảnh Google Clips mới của hãng sử dụng AI để theo dõi và chộp lại khoảnh khắc hay lưu lại đoạn video ngắn. Sau đó cung cấp dữ liệu này đến dịch vụ lưu trữ hình ảnh Google Photos nhằm mục đích cải thiện những phần mềm nhận diện người dùng.
Hay như việc nhét AI vào tai nghe không dây Pixel Buds rồi dịch 40 ngôn ngữ với tốc độ ngang ngửa thời gian thực và các thiết bị khác.
Các thiết bị mới của Google chỉ ra mắt lần đầu, rất nhiều người dùng vẫn lo ngại về kinh nghiệm non nớt của nó nên chưa sẵn sàng bỏ tiền túi ra để trải nghiệm. Thế nên, thách thức lớn của Google chính là phải thoát ra khỏi hệ sinh thái của chính mình, mang AI vào sản phẩm của các nhà sản xuất khác giống như nó đã làm với Android trong thập kỉ qua.
Thách thức lớn mà Google phải đối mặt
Các thiết bị của Google sẽ phải là điểm chuẩn cho các nhà sản xuất thiết bị dựa trên Android và các nền tảng tìm kiếm khác trên Google. Đồng nghĩa với việc sẽ sớm có rất nhiều sản phẩm ngoài luồng khác sử dụng công nghệ AI của nhà khổng lồ tìm kiếm.
Bạn đã có thể thấy Google bắt đầu khởi động điều này. Bất kể nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ hệ điều hành Android như Sony, Panasonic và sắp tới là loa thông minh của Sonos đều được hỗ trợ bởi trợ lý ảo Google.
Hay một thiết bị đời thường như máy giặt và robot hút chân không mà LG đã công bố đầu năm nay sẽ hoạt động thông qua Google Assistant. Nghĩa là bạn chỉ cần nói "OK, Google, hút chân không trong phòng khách của tôi" thì thiết bị sẽ tự hoạt động.
Nếu những trà trộn để cho AI vào cuộc sống của người dùng thành công, Google thực sự sẽ làm nên một cuộc cách mạng mới, giống như nó đã từng làm với Androi.
Quỳnh Như
Nguồn ICT News