FPT mở văn phòng thứ 5 tại Mỹ, vươn rộng ra thế giới
FPT đã mở văn phòng đại diện thứ 5 tại Mỹ ở Denver, Colorado trong tháng này, việc này nằm trong chiến lược mở rộng mở rộng ra nước ngoài của công ty.
Văn phòng mới nhằm tăng cường hợp tác và hỗ trợ cho các công ty hàng không ở Colorado. Trước đó, công ty đã thành lập văn phòng tại Richardson, Texas; Renton, Washington; Los Angeles và Thung lũng Silicon.
FPT Mỹ được thành lập cách đây gần 10 năm và hiện có tổng cộng 150 nhân viên cung cấp dịch vụ cho hơn 20 khách hàng trong lĩnh vực sản xuất máy bay, thiết kế hệ thống thang máy, truyền hình vệ tinh và các lĩnh vực ngân hàng.
FPT cũng dự kiến sẽ cung cấp các giải pháp CNTT cho UPS, tập hàng đầu thế giới về logistic, hai bên đã ký một bản ghi nhớ trong chuyến thăm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Mỹ hồi tháng 5.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói với các phóng viên rằng hợp tác kinh doanh với các đối tác ở Mỹ có lợi cho công ty vì nó mang lại doanh thu cao và tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
FPT cho biết doanh thu của mình tại thị trường Mỹ đã đạt được mức tăng trưởng hàng năm là 45% trong vài năm qua, đạt mức trên một nghìn tỷ đồng (44 triệu USD) vào năm ngoái. Dự kiến con số này sẽ tăng 30% lên 1,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2017.
Trong vài năm qua, FPT đã tăng cường nỗ lực của mình, khi công ty hướng đến mục tiêu rằng doanh thu ở nước ngoài sẽ là động lực chính cho tăng trưởng của mình.
Ban đầu, công ty tập trung vào thị trường Nhật Bản, vốn chiếm 46,8% tổng doanh thu ở nước ngoài của FPT trong năm 2016, tiếp theo là Mỹ với 16,4%; Châu Âu, 11%; Châu Á Thái Bình Dương, 10,4%; và các nước đang phát triển khác, 15,4%.
Mở rộng hơn nữa vào thị trường dịch vụ CNTT trị giá 1 nghìn tỷ USD là mục tiêu lớn tiếp theo, sau khi FPT đã đạt được các mốc quan trọng mà công ty đã đặt ra cho thị trường Nhật Bản, thị trường quan trọng nhất cho chiến lược mở rộng toàn cầu của mình.
Bước tiến từ gia công đến các dịch vụ CNTT có giá trị cao
Theo International Data Corporation, chi tiêu dành cho IT trên toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm trên 3% trong năm 2020; từ 2,4 nghìn tỷ USD trong năm nay lên 2,64 nghìn tỷ USD.
Một đại diện của công ty nói với Nikkei Asian Review rằng việc mở rộng ở Nhật Bản và Mỹ sẽ giúp FPT nâng cấp mình thành một tay chơi có hạng trong thị trường IT toàn cầu.
Trong 7 tháng đầu năm 2017, FPT đã đạt 23.500 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 13% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, tăng 19%.
Sự cạnh tranh khốc liệt và các đơn hàng có yêu cầu cao ở những thị trường này đang buộc các nhà sản xuất phải liên tục cải tiến và nâng cấp.
FPT đang phấn đấu cung cấp mọi dịch vụ CNTT cho khách hàng, từ tư vấn, thiết kế, lắp đặt và bảo trì chứ không phải chỉ tập trung vào chiến lược trước đây của hãng là gia công phần mềm và các dịch vụ có giá trị thấp.
Công ty hiện đang thu hẹp hoạt động của mình, như là việc bán bộ phận bán lẻ và phân phối, để đầu tư thêm vào các dịch vụ CNTT có giá trị cao.
Năm ngoái, doanh thu từ nước ngoài của FPT tăng 26% lên 6.100 tỷ đồng, chiếm 15% tổng doanh thu cả năm. Lợi nhuận nước ngoài tăng 40% lên khoảng 935 tỷ đồng - chiếm 31% tổng doanh thu của công ty.
Trong 7 tháng đầu năm 2017, FPT đã đạt 23.500 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng 13% so với cùng kỳ, trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 1,6 nghìn tỷ đồng, tăng 19%.
Lợi nhuận dành cho cổ đông của công ty mẹ là 1.000 tỷ đồng, tăng 20%.
Doanh thu từ nước ngoài của FPT trong 7 tháng đầu năm tăng 16% lên mức 3.600 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 24% lên mức 533 tỷ đồng.
Hoàng Phượng / Nikkei
Nguồn Nhịp cầu Đầu tư