Ai sẽ là nhà bán lẻ online mới thay thế Amazon và Alibaba?
Khi người mua sắm online sáng suốt hơn trên điện thoại thông minh cộng với sự xuất hiện của các hình thức thương mại điện tử mới, liệu rằng 2 nhà thương mại lớn Amazon và Alibaba có bị "thất sủng".
Làm thế nào để có thể đánh bại các đối thủ nặng ký, 2 nhà bán lẻ thương mại điện tử ở hai thị trường lớn nhất của Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đau đầu với câu hỏi này mỗi ngày.
Nhiều người cho rằng trò chơi thương mại điện tử đã mang lại thành công to lớn cho Amazon và Alibaba (hiện nay đã có trên 400 tỷ USD vốn hóa thị trường - thước đo quy mô của một doanh nghiệp). Amazon là cửa hàng trực tuyến với tất tần tật mọi thứ được phân loại theo thứ tự - sách, đồ gia dụng, hàng điện tử, quần áo, cửa hàng tạp phẩm. Trong khi đó, với 2 trang web lớn Tmall và Taobao, Alibaba đã đi trước một bước khi sử dụng mã tiện ích SKUs - công cụ tìm kiếm giúp khách hàng lưu lại sản phẩm đã chọn nhanh chóng và quản lý chúng một cách dễ dàng, khoa học.
Trước đây, thời điểm mà người mua và người bán bị giới hạn về mặt địa lý, mọi mặt hàng chỉ mang tính chất “tiện lợi và tạm thời” nghĩa là luôn có tất cả mọi thứ với giá rẻ nhất có thể.
Tuy nhiên, điều này không còn đúng trong thị trường thương mại điện tử ngày nay, khi mà điện thoại thông minh là công cụ tìm kiếm chính, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn và trở nên thông minh hơn. Kéo theo việc phải nâng cấp thị trường, đặc biệt ở Trung Quốc, khách hàng đang cải thiện đời sống với các mặt hàng du lịch, hàng gia dụng, thời trang, ăn uống trên cơ sở tìm kiếm những xa xỉ phẩm mà giá cả phải chăng - độc đáo mà giá thấp.
Một vài thương hiệu điện tử mới xuất hiện như dao cạo Dollar Shave Club, giày hiệu 73Hours hay hệ thống marketing chiều dọc là khu chợ Houzz dành cho việc trang trí và tân trang nhà cửa, DarbySmart cho các nhà chế tạo hoặc Red/Xiaohongshu và hàng loạt trang web về sản phẩm làm đẹp tăng đột biến ở Trung Quốc. Nhờ khả năng cung cấp những trải nghiệm cho người tiêu dùng, những doanh nghiệp này đang chiếm ưu thế trên thị trường, trở thành mối đe dọa đối với 2 nhà thương mại điện tử lớn Amazon và Alibaba.
Tìm kiếm hay khám phá
Amazon và Taobao là các kho ảo khổng lồ dựa vào việc mua sắm có mục đích. Người tiêu dùng ghé thăm các trang web này để tìm một sản phẩm họ muốn và mua với giá thấp. Đầu tiên là đăng nhập, tìm kiếm mặt hàng, ấn mua nó và lưu lại, và nếu họ muốn được giao hàng miễn phí thì phải chờ đến mấy ngày sau mới nhận được, quy trình này quá khắt khe và rườm rà đối với một người dùng trình duyệt web trên điện thoại.
Trong khi đó các nhà thương mại điện tử khác và hệ thống marketing theo chiều dọc lại làm việc theo cách khác, họ không đánh vào mục tiêu khách hàng tìm kiếm. Mà họ tập trung khám phá khách hàng tiềm năng bằng việc lưu trữ các dữ liệu khách hàng đã mua, sau đó thỉnh thoảng cho chúng hiện lên trên các ứng dụng khách hàng đang sử dụng. Mua sắm trên điện thoại di động đang trở thành thứ giải trí đầy tiêu khiển, một nhóm sản phẩm được tổ chức tốt sẽ mang lại trải nghiệm thú vị cho người tiêu dùng. Việc tiếp cận khách hàng bằng các ứng dụng điện thoại theo nhiều cách khác nhau đang trở nên phổ biến hơn từ các thương hiệu trực tuyến.
Cá nhân thúc đẩy xã hội
Nhiều người tiêu dùng có thể yêu thích Amazon và Taobao nhưng cơ bản họ chỉ coi đó như một công cụ tìm kiếm chứ không phải là một tiện ích mang đậm bản sắc cá nhân.
Các thương hiệu điện tử thành công theo mô hình marketing chiều dọc như như AirBnB, Xiaohongshu, Pinterest và Houzz được coi là chuyên gia tạo ra mục tiêu xã hội. Các chuyên gia này biết cách biến không gian mua sắm trên website chính thức của mình thành một cộng đồng văn hóa nhỏ có giá trị riêng và khi người tiêu dùng tham gia vào "tiểu bang văn hóa" họ có cảm giác tin tưởng và trung thành với vị trí là một thành viên. Việc cá nhân hoá các sản phẩm và đưa chúng ra ngoài cộng đồng đã thúc đẩy người dùng đưa những thương hiệu này ra ngoài phương tiện truyền thông xã hội. Điều kì diệu này đang xảy ra ở cả Mỹ và Trung Quốc.
Đặc trưng của cơ chế này phải kể đến Lively - thương hiệu đồ lót lấy cảm hứng tự sự năng động của phụ nữ hiện đại khi mà tất cả các kích cỡ cơ thể đều có thể dùng được. Dirty Lemon một loại nước giải khát mới dành riêng cho phụ nữ hay hãng Beauty dầu gội và dầu xả dành cho từng loại cá nhân.
Các nhà thương hiệu đã chỉnh sửa trên trang web của mình để phù hợp với sở thích của người dùng, như với StitchFix và Dia, khách hàng có thể đăng ký dịch vụ vận chuyển quần áo của bất kỳ công ty nào, đóng gói ra sao và giao hàng, trả lại như thế nào.
Trên hết, thành công của các thương hiệu chính là nắm bắt tâm lý người dùng, cá nhân hóa cũng như tạo các thuật toán thông minh để đề xuất những sản phẩm phù hợp với từng cá thể trên ứng dụng của điện thoại thông minh.
Với những ưu điểm này, liệu các công ty mới có thể vượt qua được Alibaba và Amazon? Câu trả lời là có, bằng chứng cho thấy là sự tăng trưởng với số lượng lớn từ các thương hiệu vẫn đang tiếp diễn trong thị trường thương mại điện tử.Tương lai của Amazon và Alibaba sẽ đi về đâu? Ngành công nghiệp rất đa dạng nhưng điều quan trọng là nhà thương hiệu có thể kết nối giữa cá nhân và xã hội chỉ bằng một ứng dụng riêng mà không cần phải thông qua Amazon hay Alibaba nữa. Thói quen mua hàng của người tiêu dùng đang thách thức các ông lớn ví dụ như Walmart - cần phải đơn giản hóa hơn nữa thì mới tồn tại được.
Amazon và Alibaba có thể chiếm thị phần của hai thị trường chung nhưng thương mại điện tử vẫn chiếm 8% và 16% trong tổng 9 nghìn tỷ USD tại Hoa Kỳ và Trung Quốc. Và 2 "ông lớn" này lại đang thất thủ trước các khu đô thị thương mại điện tử được trợ giúp bởi công nghệ AR/VR và trí tuệ nhân tạo xuất hiện ngày một nhiều.
Để có thể mang được một miếng bánh ngon về nhà, 2 doanh nghiệp điện tử này phải tạo ra một kênh truyền thông với các giá trị riêng hấp dẫn hơn nữa.
Quỳnh Như / TechCrunch
Nguồn ICT News