Người tiêu dùng Việt ngày nay nghĩ gì?

Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới, trên thực tế, hai thành phố chính Hồ Chí Minh và Hà Nội năm vừa qua được xếp hạng trong danh sách Top 10 thành phố đã thay đổi công nghệ để tăng trưởng thành công theo JLL City Momentum Index 2017 và World Economic Forum.

Việt Nam là một trong những quốc gia năng động nhất thế giới, trên thực tế, hai thành phố chính Hồ Chí Minh và Hà Nội năm vừa qua được xếp hạng trong danh sách Top 10 thành phố đã thay đổi công nghệ để tăng trưởng thành công theo JLL City Momentum Index 2017 và World Economic Forum.

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và Internet, người tiêu dùng ngày nay đang thay đổi cả về nhận thức, suy nghĩ lẫn hành vi. Suy nghĩ hôm nay có thể không còn giống với hôm qua, hành động hôm nay cũng có thể khác trước và do đó sản phẩm hôm nay có thể sẽ lỗi thời và không còn trên kệ hàng nữa nếu không thích ứng và phát triển theo. Vì vậy, việc hiểu rõ và nắm bắt được những thay đổi liên tục này một cách nhanh nhất là điều cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào để luôn đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và phát triển bền vững.

Vậy ngày hôm nay người tiêu dùng đã thay đổi như thế nào so với ngày hôm qua? Và cái mà chúng ta nên tìm hiểu là gì?

Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: “Người tiêu dùng Việt hiện nay đang ở đâu?” Câu trả lời thì rất đơn giản... “Họ đang online!”.

Người tiêu dùng Việt ngày nay nghĩ gì?

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội nằm trong Top 10 thành phố đã thay đổi công nghệ để tăng trưởng thành công. Ảnh: JLL.

Theo một báo cáo từ Google (The connected consumer survey 2015), cứ 10 người Việt thì có đến 8 người online ít nhất một lần mỗi ngày, và điều này dường như biến tất cả chúng ta trở thành cư dân mạng! Việc kết nối đang gia tăng này được xem là một tác động lớn đến đời sống của người tiêu dùng tại Việt Nam.

Điều này hoàn toàn là sự thật khi mà khả năng truy cập Internet ở Việt Nam đang gia tăng lên tới 94% tổng hộ gia đình ở khu vực Thành thị 4 thành phố chính và 69% tổng hộ gia đình ở khu vực Nông thôn. Nếu tốc độ truy cập Internet trong 5 năm vừa qua tiếp tục trong 5 năm tiếp theo thì gần như 100% hộ gia đình Việt Nam sẽ được kết nối với Internet! Người tiêu dùng ngày nay còn phụ thuộc và dành nhiều thời gian hơn trên Internet cho nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như trao đổi trò chuyện với bạn bè, người thân qua mạng xã hội, giải trí nghe nhạc, xem phim online hoặc học tập và nghiên cứu.

[Download báo cáo tại đây]

Họ ngày nay còn quen dần hơn với việc mua bán trao đổi qua mạng, đặc biệt ở nhóm người có thu nhập cao và Millennials, và thực tế mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng rất nhanh chóng! Với việc các nhà quảng cáo trở nên thông minh hơn khi dùng những chương trình quảng cáo tùy chỉnh được cá nhân hóa nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu, sự phát triển của truyền thông số, và sự tin dùng vào các nền tảng di động của người tiêu dùng thì chúng ta có thể kỳ vọng thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển theo cấp số nhân trong những năm tới. Như đã nói, thị trường thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang ở gian đoạn đầu tiên của sự phát triển và cần có sự xuất hiện của những người chơi “tầm cỡ” đem đến kiến thức, kinh nghiệm cũng như chuyên môn về lĩnh vực này nhằm phát triển thị trường thêm nữa. Câu hỏi đặt ra: Ai sẽ là người nắm bắt cơ hội này?

Thậm chí người tiêu dùng còn sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin, đánh giá về sản phẩm mà họ muốn mua trước khi ra quyết định mua hàng. Do vậy, “thông minh hơn” là từ thích hợp để mô tả người tiêu dùng Việt ngày hôm nay.

Xây dựng niềm tin người tiêu dùng là điều tối quan trọng ngày nay, nhưng công việc này đã trở nên khó khăn hơn vì chỉ có 1/3 người tiêu dùng ở cả Thành thị và Nông thôn tin vào những lợi ích mà sản phẩm quảng cáo và cũng chỉ có 1/3 người tiêu dùng cho rằng họ thích mua và thử những sản phẩm mới.

Năng lực mua sắm cao hơn phát sinh nhiều nhu cầu mới, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ vung tay chi tiêu thoải mái hơn. Qua thời gian, chúng tôi thấy rằng các hộ gia đình có khuynh hướng tiết kiệm nhiều hơn từ tổng thu nhập của mình cho tương lai, và với mức lãi suất tương xứng thì đây là điều dễ hiểu. Bất kỳ ai kinh doanh sản phẩm tiêu dùng giờ đây sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với miếng bánh thị phần nhỏ lại. Và theo báo cáo mới nhất về Phong cách sống của người tiêu dùng Việt do Kantar Worldpanel thực hiện, các sản phẩm mới, thương hiệu mới ngày nay khó chiếm được niềm tin của người tiêu dùng hơn.

Bởi vì nhờ sự phủ rộng của Internet, người tiêu dùng ngày nay có thể tiếp cận với vô số nguồn thông tin khác nhau và cập nhật hơn về mọi xu hướng. Phải chăng với nguồn thông tin “khổng lồ” mà họ trở nên đa nghi hơn với chất lượng nguồn tin cũng như những quảng cáo về sản phẩm? Đã qua rồi những ngày các doanh nghiệp chỉ cần quảng cáo trên TV là có thể bán hàng. Khi mà xây dựng niềm tin người tiêu dùng là điều tối quan trọng ngày nay, nhưng công việc này đã trở nên khó khăn hơn vì chỉ có 1/3 người tiêu dùng ở cả Thành thị và Nông thôn tin vào những lợi ích mà sản phẩm quảng cáo và cũng chỉ có 1/3 người tiêu dùng cho rằng họ thích mua và thử những sản phẩm mới.

Những chương trình giới thiệu sản phẩm tại các điểm mua sắm, thậm chí là hình thức truyền miệng giờ đây đã ít có khả năng thuyết phục người mua thử sản phẩm mới hơn trước. Cũng bằng việc kết nối Internet qua điện thoại thông minh hay các thiết bị công nghệ khác, người tiêu dùng ngày nay tự mình chủ động tìm kiếm, chọn lọc và kiểm định những thông tin liên quan đến sản phẩm. Chỉ cần “nhấp chuột”! Họ có thể nhìn thấy sản phẩm, so sánh giá cả, và tham khảo các đánh giá về sản phẩm từ những người có uy tín, đáng tin cậy hoặc từ người bán trước khi quyết định có mua hay không. Thêm vào đó, việc dùng thử và trải nghiệm sản phẩm bằng mẫu thử cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Tất cả những điều trên chỉ ra rằng việc nhìn nhận và chú trọng đầu tư vào các điểm tiếp cận thật sự có sức ảnh hưởng đến người tiêu dùng là bước quan trọng tiên quyết trong việc xây dựng sự nhận biết của người tiêu dùng, quyết định cho lần mua đầu tiên và sự trung thành về sau. Vậy những điểm tiếp cận này khác nhau như thế nào đối với từng ngành hàng, từng khách hàng?

Người tiêu dùng Việt ngày nay nghĩ gì?

Việc kết nối Internet qua điện thoại thông minh hay các thiết bị công nghệ khác, người tiêu dùng ngày nay tự mình chủ động tìm kiếm, chọn lọc và kiểm định những thông tin liên quan đến sản phẩm.

Hình bản quyền bởi StockUnlimited.

Một xu hướng khác cũng đi kèm khi thu nhập cao hơn, tầng lớp trung lưu tăng lên đó là mua sắm xuyên biên giới. Rất nhiều thương hiệu quốc tế bắt đầu “để ý” đến Việt Nam như là một thị trường đầy tiềm năng để mở rộng. Xu hướng này xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau chẳng hạn như thời trang với rất nhiều thương hiệu quốc tế đến Việt Nam và cả trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).

Ngày nay, nhiều người Việt ưa chuộng các sản phẩm ngoại, sản phẩm nhập khẩu hơn. Phần lớn người tiêu dùng Việt cho rằng sản phẩm của nước ngoài thường chất lượng hơn và họ sẵn sàng cân nhắc trong việc chi tiền nếu giá thành tương đương hoặc nhỉnh hơn chút so với các sản phẩm nội địa. Đối với họ, không chỉ là hàng ngoại mà nguồn gốc xuất xứ cũng rất quan trọng việc quyết định mua hàng. Không chỉ là suy nghĩ nhận thức mà trên thực tế, năm 2016 vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng rất ấn tượng của các sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đặc biệt đến từ các nước Châu Á như Hàn, Nhật, Thái... Trong riêng ngành hàng FMCG, các sản phẩm bánh kẹo ngoại, sữa ngoại hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân nhập khẩu được người tiêu dùng Việt chọn mua nhiều hơn. Chúng ta kỳ vọng các sản phẩm thương hiệu nội địa sẽ “phản công” lại!

Nhiều thương hiệu ngoại có thể thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhờ sự mở rộng và hỗ trợ từ phía các kênh bán lẻ ngoại đã có mặt tại thị trường Việt Nam như Aeon Mall, Emart hay gần đây nhất là 7-Eleven, những cái tên đã thu hút rất nhiều đám đông người tiêu dùng đến những buổi khai trương của họ. Mỗi nhà bán lẻ đều có những kế hoạch mở rộng riêng với nhiều cửa hàng mọc lên sẽ giúp cho việc tiếp cận các sản phẩm, thương hiệu ngoại dễ dàng hơn. Khi các sản phẩm, thương hiệu ngoại nhiều hơn, dễ tiếp cận hơn với người tiêu dùng không chỉ ở các kênh bán lẻ hiện đại mà còn có luôn tại các kênh mua sắm truyền thống, thì điều này sẽ trở thành mối đe dọa cho sự phát triển của các sản phẩm nội địa tại thị trường trong nước.

Ngoài các xu hướng trên, sức khỏe hiện nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt! Tuy nhiên, qua thời gian với sự hiểu biết hơn, sức khỏe ngày nay không còn đơn thuần chỉ là yếu tố về mặt thể chất mà còn bao gồm cả việc cung cấp dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, giữ gìn vệ sinh và phòng tránh các loại dịch/ bệnh trong bối cảnh mức độ ô nhiễm môi trường, thực phẩm độc hại có khuynh hướng gia tăng. Sự quan tâm của họ biến thành hành động khi những người cho rằng họ quan tâm đến sức khỏe hơn trước trên thực tế đã chọn mua các sản phẩm dinh dưỡng hoặc tốt cho sức khỏe nhiều hơn, chẳng hạn như thức uống thể thao, các loại bánh bổ sung dưỡng chất, sữa bổ sung canxi, kem đánh răng chuyên cho răng nhạy cảm, nước rửa tay, hay các sản phẩm tẩy rửa nhà cửa... và phản ứng dữ dội với các sản phẩm hay ngành hàng liên quan đến các vụ bê bối thực phẩm.

[Download báo cáo tại đây]

Không những thế, người tiêu dùng ngày nay cũng nhận thức hơn đến vẻ bề ngoài và cân nặng của mình. Họ chọn nhiều sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thành phần an toàn cho sức khỏe, hoặc chọn các sản phẩm ít béo, ít đường, ít calo phối hợp với tăng cường luyện tập thể thao để giữ cơ thể cân đối khỏe mạnh. Điều này là cơ hội cho các sản phẩm dinh dưỡng như Sữa đậu nành hay Sữa chua uống,... được mong đợi sẽ phát triển hơn nữa tại Việt Nam.

“Người tiêu dùng Việt Nam đang dấy lên rất nhiều chủ đề “nóng”, các nhà sản xuất sẽ nhận thấy khó hơn trong việc nắm bắt phong cách sống mới, hiện đại hơn của họ, những quyết định độc lập và những nhu cầu tinh tế. Sự phức tạp này đòi hỏi những bước chuyển mình nhanh chóng trong việc phát triển các sản phẩm hợp xu hướng, triển khai hành động tốt hơn và “nói chuyện” với người mua tại các điểm tiếp cận phổ biến”, Fabrice Carrasco, Managing Director of Kantar Worldpanel Vietnam | Philippines & Asia Strategic Projects Director nhận định.

Fabrice Carrasco
Nguồn Kantar Worldpanel