Chiến lược phục hưng máy tính Windows của Microsoft

Không còn là Microsoft "bảo thủ" giữ riêng những nghiên cứu, dữ liệu cho riêng mình. Microsoft còn khuyến khích, đầu tư, hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất để khai thác, thực hiện những ý tưởng độc đáo, mới lạ trên các sản phẩm chạy Windows.

Dường như các dòng máy tính chạy Windows đang bước vào giai đoạn "phục hưng". Gần đây, liên tiếp các sản phẩm độc đáo từ các nhà sản xuất PC có tiếng xuất hiện đã phả vào một luồng gió mới hâm nóng lại thị trường máy tính có phần "ảm đạm".

Các nhà lớn như Asus, Razer, HP Dell , thậm chí cả Microsoft áp dụng những ý tưởng sáng tạo vào các sản phẩm mới giúp thị trường máy tính đang ngày càng đa dạng và phong phú.

Trong số đó, siêu phẩm để bàn Surface Studio với màn hình cảm ứng của Microsoft hay "siêu laptop" 3 màn hình mà Razer vừa cho ra mắt là những sản phẩm độc đáo đáng chú ý.

Ngài Peter Han, Phó chủ tịch mảng thiết bị và đối tác của Microsoft nhận định về thị trường: "Thị trường máy tính đang trở nên sôi nổi hơn. Những sản phẩm máy tính mới trông khá rườm rà và nặng nề. Nhưng, điều quan trọng là hiệu quả đem lại là hoàn toàn xứng đáng".

Chiến lược phục hưng máy tính Windows của Microsoft

Chiếc máy tính xách tay có tới 3 màn hình của Razer đã lên kệ từ CES 2017.

Microsoft được xem là người được hưởng lợi nhiều nhất khi thị trường bất ngờ "dậy sóng". Họ là nguồn cung cấp hệ điều hành và hàng loạt các ứng dụng không thể bỏ qua trên hệ thống máy tính PC, vì vậy chính sách của Microsoft cũng đã có phần thay đổi để hòa nhập hơn với thị trường.

Không còn là Microsoft "bảo thủ" giữ riêng những nghiên cứu, dữ liệu cho riêng mình. Microsoft còn khuyến khích, đầu tư, hợp tác trực tiếp với nhà sản xuất để khai thác, thực hiện những ý tưởng độc đáo, mới lạ trên các sản phẩm chạy Windows.

Đổi lại, tỉ lệ máy tính và máy tính bảng chạy Windows trên thị trường đang dần tăng trở lại, giúp Microsoft chiếm thế thượng phong trước Apple và các đối thủ cạnh tranh. Những thay đổi xuất hiện trên thị trường máy tính Windows cũng là dấu hiệu tích cực để các nhà sản xuất "thuần" Windows vượt qua cơn khủng hoảng nhiều năm liên tiếp "thất thu" của mình.

Dỡ bỏ hàng rào

Suốt một thời gian dài giữ thói quen làm việc khép kín của mình, Microsoft luôn nghiên cứu và sản xuất hoàn hảo một phiên bản hệ điều hành trước khi đưa đến tay các nhà sản xuất đối tác. Kết quả là trong nhiều năm liền, thị trường máy tính không có gì đặc sắc, mọi sản phẩm ra đời giống nhau đến mức... nhạt nhẽo.

Trong khi đó, phần mềm trên hệ điều hành Windows chính là điểm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Microsoft, còn việc lắp ráp máy tính chỉ là "nguồn phụ". Đồng nghĩa với việc, trong nhiều năm qua các nhà sản xuất máy tính Windows đối tác đã phải tiêu tốn quá nhiều khoản chi phí vào hạng mục kiếm "kém" chính vì ảnh hưởng từ quan điểm làm việc của Microsoft.

Chiến lược phục hưng máy tính Windows của Microsoft

Những hình ảnh quảng cáo của Microsoft cùng các đối tác dần trở nên quen thuộc.

Mãi cho đến khi sản xuất Windows 10, Microsoft mới nhận ra điều đó. "Với Windows 10, chúng tôi biết bao lâu qua mình đã đi chưa đúng hướng", Ruston Panabaker, phó chủ tịch Microsoft cho biết.

Tháng 7 năm 2015, Microsoft cho ra mắt Windows 10 với mục tiêu "tăng thêm gắn kết của người dùng với hệ điều hành". Kết hợp hài hòa các tính năng cảm ứng và sử dụng bút stylus của Windows 8, đồng thời nâng cấp giao diện chuột và bàn phím của Windows cổ điển. Cộng với trợ lý ảo Cortana, xứng danh đối thủ cạnh tranh mạnh nhất với Siri của Apple, Windows 10 ra mắt như một con bài tẩy giúp Microsoft tự tin hơn bao giờ hết.

Cùng với đó, những thay đổi trong chính sách làm việc của Microsoft cũng là một điểm thành công đáng kể. Họ hiểu rằng việc hợp tác với các nhà sản xuất PC chính là bước đi tắt giúp Windows 10 phổ biến rộng rãi hơn.

Vì vậy, Microsoft lần đầu mở cửa phòng thí nghiệm, hợp tác cùng các nhà sản xuất máy tính hàng đầu, chia sẻ mọi tài nguyên cần thiết để đối tác có thể nghiên cứu ra các thiết bị chạy Windows 10 phù hợp nhất.

Căn phòng im lặng nhất thế giới và Cortana

Trợ lí ảo Cortana rất nhạy bén, được đánh giá là đối thủ nặng kí nhất của Siri ở thời điểm hiện tại, nhờ tiềm lực khá mạnh của Bing (kênh tìm kiếm của Microsoft).

Tuy nhiên, điều khiến các kĩ sư sản xuất luôn đau đầu chính là vị trí đặt microphone trong chiếc những chiếc laptop. Đa số các dòng sản phẩm trước, microphone trên các sản phẩm laptop được đánh giá là... rất tệ.

Chiến lược phục hưng máy tính Windows của Microsoft

Hình ảnh bên trong căn phòng không tiếng động của Microsoft.

Vì microphone luôn được sắp xếp ngay gần quạt gió và luôn bị lẫn tạp âm từ tiếng quạt gió, đặc biệt là khi máy tính đang trong tình trạng hoạt động 50-80% công suất. Đó là điều phải khắc phục đầu tiên nếu muốn sử dụng Cortana hiệu quả nhất.

Vì vậy, các nhà sản xuất được phép sử dụng phòng thí nghiệm im lặng nhất thế giới được đặt bên trong trụ sở Microsoft tại Redmond để nghiên cứu nơi đặt microphone cho hợp lí.

"Nhờ nơi đó, thế giới đã có được thế hệ âm thanh tiếp theo trên máy tính cá nhân như hiện nay", Ruston luôn tự hào vì đã giải quyết được vấn đề đáng lo ngại nhất đối với Cortana.

Không dừng lại ở đó, Microsoft còn trực tiếp trao đổi những thông số, thống kê, dữ liệu phản hồi từ phía người dùng cho các phía đối tác. Một điểm mấu chốt giúp cải thiện các thiết bị mới, nhằm đem lại cho người dùng những trải nghiệm hoàn hảo tốt.

Microsoft Surface liệu có thực sự hiệu quả?

Những thay đổi về phong cách làm việc của Microsoft với các đối tác mang lại những kết quả tích cực. Thậm chí, Peter Han đã rút khỏi hẳn mảng sản xuất thiết bị dòng Surface để minh bạch giữa việc hợp tác - sản xuất riêng của Microsoft với bạn hàng và ngược lại.

Chiến lược phục hưng máy tính Windows của Microsoft

Sản phẩm Surface dù độc đáo nhưng chưa đủ "mạnh" đối với những cái tên lớn như Asus, Dell, HP trên thị trường.

"Đã có thời điểm, chúng tôi đã nghĩ Microsoft sẽ có thể độc tôn ở thị trường máy tính nhờ các sản phẩm Surface cùng việc độc quyền Windows. Nhưng với số liệu vài năm qua về các dòng Surface, chúng tôi tin rằng Microsoft vẫn là một bạn hàng tin cậy đối với các nhà sản xuất đối tác. Những sản phẩm Surface của họ cũng chỉ giúp thị trường thêm phần sôi nổi, chứ không thể trở thành một đối trọng thực sự trên thị trường", Linn Huang - Giám đốc nghiên cứu tại IDC cho biết.

Thực chất, Microsoft có một tầm nhìn lớn hơn, họ không hề muốn tấn công vào mảng thiết bị máy tính PC dẫu đã quá chật chội. Cả một tương lai về hệ sinh thái Microsoft bao quanh Cortana và các smart-device còn ở phía trước, đang chờ Windows 10 tiến đến và kết nối mọi thứ.

Cũng chính Peter Han đã từng hé lộ về kế hoạch đó: "Vũ trụ của chúng tôi sẽ bao gồm hàng ngàn thiết bị kết nối cùng nhau".

Hoàng Yến
Nguồn Trí thức trẻ