Hàng không - thị trường giàu tiềm năng

Nhiều sân bay mới được xây dựng cũng như các sân bay cũ được nâng cấp mở rộng, nhu cầu đi lại bằng hàng không của người dân gia tăng, đồng thời khách du lịch vào Việt Nam cũng khá đông... Đó là những điều kiện tạo cơ hội cho ngành hàng không phát triển mạnh hơn.

Có một số ý kiến cho rằng cơ sở hạ tầng của ngành hàng không đang quá tải có thể dẫn đến rủi ro lớn, khi nhiều hãng hàng không tham gia thị trường này.

Tuy nhiên trên thực tế hệ thống hạ tầng sân bay của Việt Nam hiện nay không quá tải. Chỉ 2 sân bay lớn là Tân Sơn Nhất và Nội Bài có đông khách vào giờ cao điểm, mùa cao điểm nhưng cơ sở hạ tầng vẫn có thể mở rộng được.

Sân bay Tân Sơn Nhất hiện có 2 đường băng cất hạ cánh và có thể tăng năng suất khi cải tiến điều hành quản lý và xây dựng thêm nhà ga hành khách, mở rộng bãi đỗ máy bay, làm thêm đường lăn... thì trong vòng vài năm nữa hoàn toàn có thể phát triển phục vụ từ 60 - 80 triệu hành khách. Sân bay Tân Sơn Nhất có dấu hiệu quá tải là do khâu điều hành, quản lý, dự báo, kế hoạch phát triển...

Thực tế hiện nay, số giờ trống ở các sân bay còn rất nhiều, ngay cả ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ngoài giờ cao điểm, các chuyến bay cất hạ cánh còn thưa thớt. Hệ thống sân bay phát triển nhiều hơn nhu cầu nên cơ sở hạ tầng cũng thừa, chưa được khai thác.

Đơn cử như sân bay Cần Thơ ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiềm năng khách rất lớn, nhưng các hãng máy bay không đầu tư tiếp thị, không mở những chuyến bay đi và đến Cần Thơ. Do đó điều quan trọng nhất là nhà nước phải có những chính sách như thế nào để các hãng máy bay mới vào cuộc để khai thác các sân bay này.

Hàng không - thị trường giàu tiềm năng

Ảnh minh họa: Quý Hòa.

Khi cho các hãng máy bay mới hoạt động, nhà nước cần phải kèm thêm điều kiện. Chẳng hạn như phải khai thác mạnh mẽ, lôi cuốn hành khách tại các sân bay còn chưa khai thác hết như sân bay Cần Thơ, Liên Khương, Buôn Ma Thuột...

Khi có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường hàng không, người dân sẽ được phục vụ tốt hơn, nhiều đường bay mới được mở ra, các hãng cạnh tranh về giá cả và chất lượng, hành khách sẽ được hưởng lợi. Việc cạnh tranh giữa các hãng hàng không chẳng những đem lại lợi ích cho hành khách hàng không mà còn khiến đường bộ, đường sắt cũng bị cạnh tranh và phải có những thay đổi để tiến lên theo.

Hiện tại có 4 hãng hàng không đang đầu tư hoạt động tại Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines vừa có kế hoạch xin tăng vốn điều lệ lên trên 14.187 tỷ đồng. Vietjet Air hiện đang khai thác 45 tàu bay A320 và A321, thực hiện khoảng 350 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển gần 35 triệu lượt hành khách, với 63 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia...

Jetstar Pacific có tổng số đường bay khai thác lên 34 đường bay nội địa và quốc tế. Hãng có kế hoạch tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn bao gồm tăng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 đến năm 2020. Bên cạnh hãng hàng không mới SkyViet được xây dựng trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco) - một đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang lập đề án thành lập. Nhưng trong thời gian qua các cổ đông chưa đi đến thống nhất nên có thông tin liên quan đến việc giải thể SkyViet. Tuy nhiên, Vasco vẫn tiếp tục hoạt động với tư cách là một chi nhánh của Vietnam Airlines, chủ yếu phục vụ các chặng bay ngắn từ TP.HCM đến các hải đảo và một số địa phương lân cận.

Hàng không - thị trường giàu tiềm năng

Ảnh: nhandan.com.vn

Ngoài ra, có 3 hãng hàng không đang có kế hoạch gia nhập thị trường gồm Vietstar Airlines, Viet Air Asia và Viet Bamboo Airlines. Vietstar Airlines có vốn điều lệ 800 tỷ đồng đã công bố kế hoạch bay từ đầu năm 2016 và nhiều lần nộp hồ sơ xin cấp phép bay nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận.

Hãng hàng không giá rẻ Air Asia sau khi bắt tay với Tập đoàn Thiên Minh, liên doanh hàng không mới này sẽ đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, và Air Asia góp 30% vốn theo con số này.

Hiện nay, Việt Nam có 4 hãng hàng không đang hoạt động gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines đang sở hữu Vasco và gần 70% vốn tại Jetstar. Do đó hiện nay cuộc cạnh tranh thị phần hàng không nội địa Việt Nam trên thực tế chỉ là giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.

Nay hãng hàng không SkyViet đang được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco) với Vietnam Airlines đóng góp 51% vốn điều lệ bằng tài sản hiện hữu của Vasco, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) đóng góp 48% vốn điều lệ và Công ty cổ phần phát triển dự án Techcomdeveloper đóng góp 1% vốn điều lệ.

Hãng hàng không Vietstar Airlines được thành lập với 3 cổ đông là Công ty TNHH MTV Hàng không Ngôi Sao Việt (nắm 67% vốn điều lệ), Công ty Sửa chữa máy bay A41 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân (nắm 25% vốn điều lệ), và CTCP Logistics Ngôi sao Việt (nắm 8% vốn điều lệ).

Hàng không - thị trường giàu tiềm năng

Ảnh minh họa: Lebrand.

Hãng hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) do Công ty CP tập đoàn FLC góp 100% vốn điều lệ và đang chuẩn bị hồ sơ pháp lý, tiến hành các thủ tục liên quan để đăng ký thành lập.

Hãng hàng không giá rẻ Air Asia của Malaysia đang lên kế hoạch thành lập một hãng hàng không giá rẻ liên doanh bao gồm Gumin và Hải Âu để cạnh tranh trên các đường bay nội địa Việt Nam.

Báo cáo tài chính năm 2016 của Vietnam Airlines cho thấy doanh thu đạt hơn 70.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.105 tỷ đồng, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 1.685 đồng. Kết thúc quý I năm nay, Vietnam Airlines đạt doanh thu 20.833 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 743 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Hãng hàng không Vietjet Air năm 2016 đạt doanh thu 27.532 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.290 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2015.

Tốc độ phát triển và khả năng sinh lời của Vietjet Air đã cho thấy tiềm năng thị trường hàng không nội địa còn rất lớn.

Hiện tại có 4 hãng hàng không đang đầu tư hoạt động tại Việt Nam gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và Vasco. Trong đó, Vietnam Airlines vừa có kế hoạch xin tăng vốn điều lệ lên trên 14.187 tỷ đồng. Vietjet Air hiện đang khai thác 45 tàu bay A320 và A321, thực hiện khoảng 350 chuyến bay mỗi ngày và đã vận chuyển gần 35 triệu lượt hành khách, với 63 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia...

Jetstar Pacific có tổng số đường bay khai thác lên 34 đường bay nội địa và quốc tế. Hãng có kế hoạch tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn bao gồm tăng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 đến năm 2020. Bên cạnh hãng hàng không mới SkyViet được xây dựng trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (Vasco) - một đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam đang lập đề án thành lập. Nhưng trong thời gian qua các cổ đông chưa đi đến thống nhất nên có thông tin liên quan đến việc giải thể SkyViet. Tuy nhiên, Vasco vẫn tiếp tục hoạt động với tư cách là một chi nhánh của Vietnam Airlines, chủ yếu phục vụ các chặng bay ngắn từ TP.HCM đến các hải đảo và một số địa phương lân cận.

Ngoài ra, có 3 hãng hàng không đang có kế hoạch gia nhập thị trường gồm Vietstar Airlines, Viet Air Asia và Viet Bamboo Airlines. Vietstar Airlines có vốn điều lệ 800 tỷ đồng đã công bố kế hoạch bay từ đầu năm 2016 và nhiều lần nộp hồ sơ xin cấp phép bay nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận.

PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn