CEO Vinamit và cách vượt qua thất bại

Chia sẻ trong chương trình Cafe8, ông Nguyễn Lâm Viên - CEO Vinamit bộc bạch: "Bản thân tôi là một người hay thích nói về thất bại". Bởi theo ông Viên, cuộc đời của mọi doanh nhân đều phải trải qua giai đoạn thất bại rồi mới đến được thành công.

"Tôi thường nói các bạn trẻ, thất bại nghĩa là bạn đang tuột dốc. Điều quan trọng nhất là các bạn đừng bao giờ bám víu, níu kéo sợ rằng mình sẽ tuột. Bởi càng bám víu, càng níu kéo sẽ càng đuối sức. Khi tuột dốc, cứ cho nó tuột tới đáy, để khi bạn tuột tới đáy thì bạn vẫn còn sức, bạn vẫn còn bình tĩnh tìm cách bước lên được", CEO Vinamit cho hay.

Ông Viên kể lại, trong quá trình hoạt động của Vinamit, thất bại đến với ông nhiều vô số. Từng có thời điểm ông thất bại trắng tay, chỉ còn khoản tiền 4.000 USD và phải làm lại từ đầu, hay như câu chuyện nợ chồng chất nên phải làm lại để trả nợ.

Theo CEO Vinamit, thất bại là điều mà một doanh nghiệp sẽ luôn gặp phải khi bước ra thị trường. Càng làm, người doanh nhân sẽ chỉ nhìn thấy những thách thức, rủi ro.

Đặc biệt là với lĩnh vực nông nghiệp, bảo quản, chế biến tại Việt Nam, hầu như chưa có được công ty công nghệ nào có thể trao cho doanh nghiệp "chìa khóa" đảm bảo thành công. Do đó, với Vinamit rủi ro luôn rình rập. Khắc nghiệt hơn, đó là sự biến đổi khí hậu, yếu tố thời tiết sẽ làm ảnh hưởng tới tình kinh doanh của đơn vị này.

CEO Vinamit và cách vượt qua thất bại

Tuy nhiên, ông Nguyễn Lâm Viên cho rằng, thất bại không phải là điều đáng ngại. Bởi cuộc đời của mỗi doanh nhân là một hình sin, lên rồi lại xuống, xuống rồi lại lên, và không bao giờ bằng phẳng.

"Đạt tới thành công nghĩa là chúng ta đang đứng ở một đỉnh cao nhất định. Mà lên tới đỉnh rồi, phía trước sẽ là vực thẳm, phía sau cũng là vực thẳm. Càng hăng say đi tới thành công, tỉ lệ rớt xuống vực càng cao. Nhưng doanh nghiệp mà không có nhiều vực thẳm thì họ chắc chắn không bao giờ lên được tới đỉnh", ông Viên giải thích.

Nếu thất bại là điều hiển nhiên trong kinh doanh, chúng ta phải đón nhận thế nào?

Nói về bài học rút ra sau nhiều lần thất bại, CEO Vinamit khẳng định:

"Tôi thường nói các bạn trẻ, thất bại nghĩa là bạn đang tuột dốc. Điều quan trọng nhất là các bạn đừng bao giờ bám víu, níu kéo sợ rằng mình sẽ tuột. Bởi càng bám víu, càng níu kéo sẽ càng đuối sức. Khi tuột dốc, cứ cho nó tuột tới đáy, để khi bạn tuột tới đáy thì bạn vẫn còn sức, bạn vẫn còn bình tĩnh tìm cách bước lên được".

Theo ông Viên, khi còn sức "bước lên", người trẻ sẽ có cơ hội tìm thấy được thành công mới, hay nói cách khác là đứng lên sau thất bại. Bởi đây là lúc mà các doanh nhân sẽ có thêm nhiều động lực, cảm hứng để làm việc hơn.

Một khi đã dám đứng dậy sau thất bại, cảm hứng sẽ giúp bạn quên hết những khó khăn đã gặp phải, đồng thời, không còn suy nghi bỏ cuộc nữa.

"Nhưng thành công rồi thì các bạn trẻ nên bình thản 1 chút, đừng ngựa non háu đá để rồi vấp ngã", ông Viên nhấn mạnh.

CEO này cho rằng, phần lớn những thất bại của người trẻ đều đến từ việc thiếu kinh nghiệm, hầu như chưa đủ năng lực để bảo vệ vị trí mình đang có. Nhưng nếu biết bình thản, tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức, đứng ở đúng vị trí, thì người trẻ sẽ đỡ bị tuột dốc, hình sin cũng nhẹ nhàng hơn, có tuột cũng bớt cảm thấy áp lực.

Thất bại càng nhiều, người ta sẽ càng muốn bỏ cuộc

Ông Nguyễn Lâm Viên cho biết, không chỉ các bạn trẻ, mà cá nhân ông khi gặp phải thất bại nhiều lần cũng có suy nghĩ muốn bỏ cuộc.

"Lúc này câu hỏi: chúng ta nên dừng chưa sẽ luôn lặp lại trong đầu bạn. Bởi thua rồi bạn sẽ nghĩ mình hết sức rồi, và càng lớn tuổi, càng nên dừng lại. Khi tôi làm việc, nhân viên họ xin nghỉ, tôi nghĩ có lẽ mình sẽ không có ai kế thừa rồi, mình làm thêm làm chi nữa. Đến đây mình phải dừng rồi, huống hồ gì khi bạn tuột dốc, dù bạn trẻ, hay lớn tuổi đều có suy nghĩ đó", ông Viên khẳng định.

Nhưng một khi đã dám đứng dậy sau thất bại, cảm hứng sẽ giúp bạn quên hết những khó khăn đã gặp phải, đồng thời, không còn suy nghi bỏ cuộc nữa!

"Cuộc đời doanh nhân luôn như vậy. Đứng ở đỉnh cao chúng ta luôn có nỗi sợ. Tuột dốc cũng chung nỗi sợ. Do đó, đã khởi nghiệp, kinh doanh thì chúng ta phải bất chấp mới tiếp tục được", CEO Vinamit bộc bạch.

Sau này, ông Viên đúc kết: đời doanh nhân là lên và xuống. Người trẻ làm khởi nghiệp, kinh doanh đừng nên mơ bằng phẳng. Quan trọng nhất là người trẻ phải có suy sắt đá, bất chấp, nếu không sẽ bị ngã gục bởi nỗi sợ, dẫn tới không toàn tâm, nỗ lực cho việc kinh doanh.

Chu Lang
Nguồn Trí thức trẻ