Mạng xã hội GOOGLE+ những điều cần biết cho một nhân viên tiếp thị (phần 2)
>> Mời bạn xem lại phần 1 tại đây.
Bắt đầu với mạng xã hội Google+ như thế nào?
Một số gợi ý giúp bạn định hướng được chủ đề chính:
Mục đính chung khi tham gia vào cộng đồng của bạn là gì? (Mục About là một trong những nội dung quan trọng mang tính chất quyết định đến sự thành công của bạn).
Có nên lập một trang nội dung chứa thông tin cơ bản của ban quản trị? Bạn nên dành chút thời gian cho việc cập nhật người sáng lập và người quản lý cộng đồng trong mục Setting.
Liệt kê những topic lớn và đề mục tiêu biểu trên thanh công cụ. Chỉ một hành động đơn giản nhưng tiết kiệm thời gian cho thành viên khi tìm kiếm chủ đề họ quan tâm và phần nào giảm bớt gánh nặng trong việc sắp xếp bài viết vào đúng vị trí.
Ai sẽ quản lý cộng đồng? Nếu đã lên kế hoạch cho một cộng đồng, bạn nên đề phòng những kẻ phá hoại và nhanh chóng loại bỏ những nội dung bất hợp pháp ngay lập tức. Tại một thời điểm bất kì, hãy cố gắng duy trì ít nhất một nhà quản lý.
Cộng đồng kín hay mở? Với một cộng đồng kín, bạn có muốn nó hiển thị khi có ai đó dùng phép tìm kiếm hay ẩn hoàn toàn. Mạng xã hội Google cho phép bạn quyết định cho tất cả tham gia hay họ chỉ có thể tham gia khi được cấp quyền từ nhà quản trị.
Sau khi đã xác định được hướng đi của mình trên mạng xã hội Google+, hãy bắt đầu những công việc tiếp theo:
1. Menu Communities
Trong mục Communities trên trang web của Google+, bạn sẽ thấy ngay nút “Tạo cộng đồng” ở phía trên bên tay phải (ngay dưới tên tài khoản).
Sau khi nhấn vào nút “Tạo cộng đồng”, bạn có cộng đồng đầu tiên mà người sáng lập và nhà quản trị mặc định chính là bạn.
Nếu bạn tạo cộng đồng cho công ty thì hãy nhớ chuyển tài khoản sáng lập thành tài khoản của công ty để công ty bạn trở thành chủ nhân của cộng đồng.
2. Cộng đồng kín hay mở:
Vậy là bạn đã có một cộng đồng cho riêng mình. Lựa chọn tiếp theo mà mạng xã hội Google+ dành cho bạn:
Bạn muốn tạo Cộng đồng kín hay mở?
Một số gợi ý giúp ích cho sự lựa chọn của bạn:
Cộng đồng mở sẽ được hiển thị và chào đón tất cả mọi người.
Có thể khóa một cộng đồng mở để chắt lọc người tham gia. Khi đó một tài khoản cần phải có sự đồng ý của nhà quản trị để hoạt động trong cộng đồng.
Cộng đồng kín vẫn được hiển thị trong danh sách tìm kiếm với từ khóa thích hợp nhưng bạn sẽ không nhìn thấy được nội dung nếu không phải là thành viên của nó.
Có một số cộng đồng ẩn và chỉ những người được mời mới thấy được sự hiện diện của nó.
Nếu bạn bắt đầu với một cộng đồng kín thì sau này bạn sẽ không thể chuyển nó thành một cộng đồng mở – vì vậy, hãy suy nghĩ thật kĩ khi lựa chọn để tránh những phiền phức sau này.
Sau khi tạo cộng đồng thành công, bạn hãy đặt tên, đừng lo lắng về một cái tên không hay – bạn có thể thay đổi nó bất kì lúc nào.
3.Tạo tagline và chọn một hình ảnh đại diện cho cộng đồng
Hình ảnh đại diện (bắt buộc) của cộng đồng phải đạt tiêu chuẩn tối thiểu 250x250 pixel. Tagline có thể lên tới 140 kí tự và tên cộng đồng không được quá 50 kí tự. Nên đặt thật đơn giản và chính xác để mọi người dễ dàng tìm ra cộng đồng của bạn bằng từ khóa.
Trong quá trình tạo lập, hãy mạnh dạn chọn Save hoặc Done Editing để Google+ lưu những thay đổi của bạn. Đừng sợ sai sót, bạn có thể làm lại, luôn có nút Edit và Actions trên giao diện của Google+.
4.Hoàn tất mục About:
Đây là một trong những mục quan trọng nhất của một trang mạng xã hội. Vì vậy, bạn không thể bỏ qua nó. Google+ cho phép bạn làm điều này thật dễ dàng và tiện lợi (nút Edit trong mục About). Hãy viết thật ngắn gọn (không quá 641 kí tự) về những qui tắc khi tham gia cộng đồng, số điện thoại, email liên hệ của bạn hay công ty bạn, những hoạt động lớn hoặc đường dẫn đến trang web...
5.Thêm địa chỉ (nếu có):
Dưới mục About là phần địa chỉ. Nếu sử dụng trang mạng xã hội vào mục đích kinh doanh thì địa điểm công ty là điều không thể thiếu. Hiển thị địa chỉ được xem như một ưu điểm về giao diện của Google+ vì ngay dưới đường dẫn địa chỉ đầy đủ là bản đồ chi tiết của địa điểm đó. Những nhà sáng lập Google+ đã cung cấp đầy đủ chức năng để trang mạng xã hội của họ trở thành công cụ kinh doanh đầy sáng tạo và rất tiện dụng.
6.Lập danh mục các tiêu đề:
Khi mới bắt đầu bạn có thể lập các danh mục khái quát để liên kết đến các bài viết. Hãy cố gắng tạo điểm nhấn cho cộng đồng của mình bằng những chuyên mục riêng biêt. Nếu có thời gian, bạn có thể tham khảo các cộng đồng khác.
Một số chuyên mục thông dụng trong cộng đồng: giới thiệu, thảo luận, hỏi đáp, tin tức, liên hệ, tuyển dụng, mẹo vặt…
7. Liên kết các tiêu đề đến bài viết:
Để đăng một bài viết trên cộng đồng, bạn phải nhấp vào chuyên mục có liên quan và nhấp chuột vào nút “Thêm bài viết”. Lúc này khi nhấp vào chuyên mục, danh sách những bài viết có liên quan sẽ được hiển thị.
8. Bật chế độ notification:
Đây là một trong những công việc rất cần thiết với nhà quản lý nhưng nếu không biết cách bạn sẽ bị làm phiền bởi những tin rác. Để kiểm soát thư notification, hãy tạo bộ lọc để đưa các thông báo của Google+ vào một thư mục riêng.
9. Kiếm thành viên:
Hãy mời bạn bè và đồng nghiệp – những người có hứng thú với cộng đồng của bạn. Đừng làm phiền những người xa lạ vì những nội dung không hữu dụng với họ.
Dán đường dẫn ở bất cứ nơi đâu trên mạng xã hội.
Mời những người bạn trong cộng đồng khác.
Giới thiệu thông qua những kết nối bạn bè của các nhà quản trị trong cộng đồng.
>> Mời bạn xem tiếp phần 3 tại đây.