Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Vừa qua, ứng dụng đặt xe Grab đã tổ chức họp báo ra mắt dịch vụ GrabShare. Sự kiện được đầu tư bài bản và thu hút đông đảo giới báo chí, đại diện Ủy Ban An Toàn Giao Thông quốc gia, và dàn ca sĩ, diễn viên, hot KOLs đến tham dự.

Hãy cùng điểm qua 9 điểm thu hút mà Grab - hãng công nghệ đến từ Malaysia đã tận dụng trong sự kiện ra mắt tính năng mới này, được thể hiện qua việc tận dụng sáng tạo và bài bản 3 nhóm hoạt động truyền thông cơ bản: tối ưu bản sắc thương hiệu (Brand Identity), tối ưu nội dung xung quanh ý tưởng lớn (Big Idea), khai thác tối đa ảnh hưởng của người có tầm ảnh hưởng (Influencer Endorsement).

Tối ưu bản sắc nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Visual Marketing (marketing thị giác) - diễn tả việc khai thác các yếu tố thiết kế, đồ họa và hình ảnh nhằm đạt được hiệu quả cao trong việc thu hút “mọi ánh nhìn”. Vận dụng vai trò của visual marketing giúp cho các nhãn hàng nâng cao độ nhận diện thương hiệu (brand identity), khắc nhớ hình ảnh, bản sắc thương hiệu và thông điệp trong tâm trí khách hàng.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Nhận diện thương hiệu được nâng cao bởi vai trò của visual marketing. Ảnh: Grab.

Tối đa hóa bản sắc nhận diện thương hiệu luôn là mục tiêu mà bất kỳ một nhãn hàng, đặc biệt là các thương hiệu mới xuất hiện đều muốn hướng đến. Điều này càng quan trọng hơn đối với Grab, loại hình dịch vụ phục vụ cho đối tượng đại trà. Tại sự kiện, Grab đã rất khôn ngoan trong việc vận dụng ngôn ngữ màu sắc để chinh phục tâm lý người dùng, thông qua việc nhất quán nhận diện thương hiệu trong tất cả các hoạt động thiết kế, trưng bày, trình chiếu và trình diễn.

1. Họp báo “xanh”

Grab tiếp tục phát huy thế mạnh về gia tăng độ nhận diện thương hiệu khi “nhuộm xanh" toàn bộ không gian buổi họp báo từ hội trường, sân khấu, backdrop, photo-corner cho đến đồng phục lãnh đạo và nhân viên, MC chương trình. Những chi tiết nhỏ nhất như bìa hồ sơ thông cáo báo chí, quà tặng khách mời, hand-book cũng được chăm chút cho phần hình ảnh. Với việc “cưỡng bức” thị giác như vậy, hẳn màu xanh nhận diện của Grab đã được khắc nhớ trong tiềm thức khách hàng.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Màu xanh "phủ" toàn bộ không gian buổi họp báo. Ảnh: Grab.

2. Đầu tư photo-corner

Photo-corner là một hình thức thường tạo ra sự chú ý cao tại bất kì sự kiện nào vì đó là “điểm đón”. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ dễ bị khách hàng “ngó lơ” hoặc đầu tư không hiệu quả nếu không có ý tưởng đột phá.

Vì vậy, Grab đã “tóm ý” khách hàng bằng các hình thức mới lạ, độc đáo như chụp hình cặp ngẫu nhiên, ghi lại status hóm hỉnh, cơ hội nhận phần thưởng khó cưỡng.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Photo-corner được nhiều khách tham dự hưởng ứng. Ảnh: Grab.

Cụ thể, các khách mời tại họp báo có thể tham gia chương trình chụp hình tại photo corner GrabShare – đi chung xe, ghi lại status hóm hỉnh cho người bên cạnh. Đặc biệt phần thưởng hấp dẫn Iphone 7 Plus Red trong phần Lucky Draw cho cặp đôi may mắn là một cách “chiêu dụ” quá “hời” cho một việc đơn giản là chụp hình selfie, vốn là thứ mà bạn trẻ luôn thích thú.

3. Key Moment - “Cưỡi” xe lên sân khấu

Key Moment luôn là một sự “thách đố” trong các sự kiện ra mắt. Nhiều khi sau sự kiện, điều mà khách hàng nhớ đến sâu đậm nhất chỉ là khoảnh khắc phút chốc đó. Bài giới thiệu về sản phẩm sau đó có thuyết phục hay không cũng phụ thuộc vào thời điểm này. Vì vậy đây cũng được xem là “phát súng” khởi đầu quyết định, để tạo được ấn tượng tốt đẹp đầu tiên về sản phẩm.

Nếu như tại Indonesia, buổi launching GrabShare khởi đầu đơn giản với màn trình diễn hoạt cảnh và dancing dựa trên mô hình GrabCar thì riêng tại Việt Nam, buổi họp báo đã mở màn bằng sự xuất hiện chiếc GrabCar “thứ thiệt” trên sân khấu. Điểm đáng chú là chiếc xe này, lại một lần nữa được “nhuộm xanh” theo đúng tông màu nhận diện.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Chiếc GrabCar xuất hiện từ phía sau sân khấu. Ảnh: Grab.

Người tham dự sẽ cùng nhau đặt tay lên nút Grab gắn mỗi bàn. Khi màn hình đếm ngược về zero cũng chính là thời khắc chiếc GrabCar xanh lá xuất hiện từ phía sau sân khấu. Bước ra từ GrabCar là đại diện Grab Việt Nam và 2 người mẫu Dương Mạc Anh Khoa và Yumi Ngô với phong cách trẻ trung, năng động.

Màn ra mắt hoành tráng mang đặc trưng của nhận diện Grab đã tạo được sự ấn tượng và thích thú với người tham dự. Bài phát biểu của ông Jerry Lim – Tổng giám đốc Grab Việt Nam ngay sau đó cũng tạo được sức thuyết phục với giới báo chí và khách hàng tham dự.

4. Lucky Draw

Với mục đích tạo điểm nhấn cho phần bế mạc Grab đã kết nối khéo léo hoạt động chụp ảnh tại photo-corner thành hoạt động rút thăm trúng thưởng mà không làm mất đi tinh thần của GrabShare. Hình ảnh các cặp đôi được ghép ngẫu nhiên ở đầu chương trình, bên cạnh những status vui nhộn lần lượt được trình chiếu. MC sau đó xướng tên cặp đôi may mắn nhận được cặp iPhone 7 Plus Red và “bóc tem” ngay tại sân khấu.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Cặp đôi may mắn nhận được 2 chiếc Iphone 7 Plus Red trong phần Lucky Draw. Ảnh: Grab.

Đặt dưới “con mắt” của một người làm truyền thông, thông điệp của GrabShare được hiểu một cách nhất quán thông qua hoạt động tưởng chừng không liên quan: “GrabShare đi chung xe, tiết kiệm chi phí, niềm vui nhân đôi”.

Tối ưu nội dung xung quanh Ý tưởng lớn (Big Idea)

Nếu Visual Marketing có nhiệm vụ “khêu gợi” thì các hình thức truyền thông lấy “content” làm chủ đạo chính là cách để thương hiệu ghi dấu trong lòng khách hàng một cách tinh tế. Grab cũng đã không bỏ lỡ cơ hội này để chinh phục trái tim khách hàng thông qua các câu chuyện được kể bằng văn học, phim ảnh và cả âm nhạc, được tối ưu về nội dung xoay quanh ý tưởng lớn “Người lạ hợp cạ.”

5. Handbook

“10 câu chuyện nhỏ xinh” đã được nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch chấp bút riêng dành tặng cho các khách mời tại sự kiện. Handbook “Người lạ hợp cạ” với 10 câu chuyện ngắn là 10 tình huống ngẫu nhiên bất cứ ai cũng có thể gặp trên mỗi chuyến GrabShare thú vị và bất ngờ.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Bộ quà tặng (doorgift) của Grab dành cho khách mời. Ảnh: Grab.

Gặp người yêu cũ, tình yêu sét đánh, đôi bạn già, người giống người, đàn bà... từng câu chuyện 100-200 chữ lần lượt được kể lại dưới nhiều lăng kính. Tất cả chất liệu này khiến mỗi chuyến GrabShare hiện lên mới mẻ và gần gũi, từ đó thông điệp Call-To-Action chính là: “Bất kì ai, hãy tìm cho mình, những chuyến xe đong đầy cảm xúc… cùng người lạ”.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

“Bất kì ai, hãy tìm cho mình, những chuyến xe đong đầy cảm xúc…cùng người lạ”. Ảnh: Grab.

Sử dụng sách, truyện để truyền thông không còn quá mới, tuy nhiên để khiến chúng trở nên “có thể đọc” và “tám” được lại cần đến những “ngòi bút” của giới trẻ và lần này Grab đã sử dụng hiệu quả “vũ khí” của mình là nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch, vốn đang được các bạn trẻ “follow” khá nhiều.

6. Video story

Vốn là một công cụ đang làm mưa, làm gió hiện nay, Grab hẳn không thể lãng quên video story và đã biến nó thành một công cụ truyền thông đắc lực cho GrabShare. Phát triển tương đồng với những câu chuyện được kể trong Handbook, TVC của GrabShare là câu chuyên song hành của hai người lạ trong một buổi sáng và gặp nhau, trở thành “hợp cạ” trên chuyến xe Grab. Video đã thu hút 320,000 lượt view trên Youtube chỉ sau 3 ngày đăng tải.

Được tạo nên bởi giai điệu nhạc nền đầy cảm hứng, hình ảnh trực quan xoay quanh câu chuyện xuyên suốt, video story vẫn đang được xem là dạng thông điệp mang tính kể chuyện dễ lan truyền nhất, đặc biệt trên các mạng xã hội (Youtube, Facebook, Zalo,…)

7. Theme song – “Người lạ hợp cạ”

Cùng với Video Marketing, tương lai của Branded Content chính là Music Marketing. Trong sự kiện này, Grab đã sử dụng ngôn ngữ âm nhạc như chất xúc tác để mang thông điệp đến với người dùng một cách tự nhiên nhất. "Người lạ hợp cạ" một lần nữa được “phát triển” trên phiên bản âm nhạc với sự thể hiện của Nhạc sĩ/ca sĩ Lê Thiện Hiếu.

Đây là ca khúc được sáng tác riêng cho dịch vụ GrabShare và nhận được phản hồi tích cực của các khách mời tại sự kiện. Giọng ca “Ông bà anh” đã nhanh chóng chinh phục trái tim khán giả với màn biểu diễn đậm chất Pop bắt tai và lạ mắt.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Ca sĩ / nhạc sĩ Lê Thiện Hiếu (Sing My Song) trình bày ca khúc Người lạ hợp cạ. Ảnh: Grab.

Có thể nói âm nhạc là yếu tố mang tính “đong đầy cảm xúc” nhiều nhất trong các chiến dịch truyền thông, đặc biệt trong thời công nghệ hiện nay và dự báo music marketing sẽ trở thành xu hướng “Vua” trong thời gian tới. Sự trở lại đầy ngoạn mục của Biti’s với bản hit Đi để trở về (Soobin Hoàng Sơn) hay “Lạc trôi” (Sơn Tùng MTP) là minh chứng cho hiệu quả của một chiến lược truyền thông tích hợp âm nhạc hiệu quả trong môi trường số.

Tối ưu tầm ảnh hưởng của những người ảnh hưởng (Influencer Endorsement)

Là một thương hiệu hướng đến số đông, mọi động thái hay hoạt động của thương hiệu đều có sự tác động sâu rộng đến dư luận và cộng đồng, xã hội. Vì vậy, chiến thuật “endorsement” một hình thức tranh thủ sự thừa nhận từ một bên thứ ba sẽ là cần thiết để nâng cao uy tín, ngăn ngừa khủng hoảng.

Đây sẽ là những người có uy tín nhất định với một nhóm cộng đồng (influencer), không chỉ giới thiệu thương hiệu cho các đối tác hay khách hàng mục tiêu mà còn là sự “bảo chứng” đáng tin cậy về tính đúng đắn của thương hiệu.

Được xem là công cụ truyền thông “quyền lực” nhất endorsement luôn nằm trong danh mục công cụ truyền thông hiệu quả của chiến dịch PR. Có nhiều loại endorsement như KOLs (người có tầm ảnh hưởng), expert (chuyên gia trong ngành), government (chính phủ),…và Grab đã khai thác tối đa trong sự kiện này.

8. KOLs (Key Opinions Leaders)

KOLs (Key Opinion Leaders) hay KOIs (Key Opinion Influencers) là chỉ những cá nhân có tầm ảnh hưởng nhất định trong cộng đồng đối tượng cụ thể. Mỗi KOL/ KOI sẽ có một lượng fan nhất định, lượng theo dõi trên mạng xã hội từ vài trăm ngàn đến hàng triệu. Vì vậy, các nhãn hàng luôn sẵn sàng “săn đón” các KOLs/ KOIs trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm.

Được mời đến dự sự kiện ra mắt GrabShare có hàng loạt những hot face trong showbiz như Kelbin Lei, VJ Kaylee/ Đàm Phương Linh, ca sĩ Trung Quân Idol, Jun Phạm 365, Will 365, Kaity Nguyễn, người mẫu Dương Mạc Anh Quân/ Fung La, Yumi Ngô, nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch,... Các KOLs/ KOIs góp phần chia sẻ hình ảnh tại sự kiện, tạo sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Lê Thiện Hiếu , Trung Quân Idol, Nguyễn Ngọc Thạch (từ trái sang) tham dự sự kiện. Ảnh: Grab.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Ảnh: Grab.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Các KOLs đăng status quảng bá cho sự kiện kèm hashtag #GrabShare.

Đặc biệt, sự góp mặt của dàn diễn viên “Em chưa 18”, bộ phim doanh thu vượt 100 tỷ chỉ sau 10 ngày công chiếu, đã cho thấy Grab cực kì khôn khéo khi lựa chọn các KOLs/ KOIs đang có sức hút “khủng” trong giới trẻ, vốn là khách hàng mục tiêu của nhãn hàng.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Kaity Nguyen và Will 365 – Hai diễn viên chính của Em chưa 18 tại photocorner. Ảnh: Grab.

Bên cạnh thông tin về sự kiện được cập nhật liên tục trên fanpage trước đó, các KOLs lần lượt chia sẻ cảm xúc trạng thái tại họp báo đính kèm hashtag #GrabShare hay #Nguoilahopca và thu về hàng ngàn lượt likecomment. Đặc biệt, bài hát Người lạ hợp cạ và các mẩu chuyện của Nguyễn Ngọc Thạch cũng được chia sẻ và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

9. Government endorsement

Duy trì và tận dụng mối quan hệ với các ban ngành, tổ chức chính phủ có liên quan đến ngành hoạt động được xem là phương thức truyền thông không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Tiếng nói ủng hộ của đại diện cơ quan chức năng sẽ là bảo chứng đầy thuyết phục, là “tuyên ngôn” đắt giá cho các hoạt động PR cho nhãn hàng trong tương lai, nhanh chóng củng cố niềm tin cộng đồng.

Khách mời đặc biệt của Grab tại họp báo có Phó Chủ Tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia – ông Khuất Việt Hùng. Ông Việt Hùng đã trình bày đánh giá về GrabShare và khuyến khích kết hợp với Bộ Giao thông vận tải để góp phần giảm thiểu tình trạng xe dù bến cóc.

Đây là 9 điểm nhấn mà các thương hiệu có thể học hỏi từ sự kiện ra mắt GrabShare

Ông Khuất Việt Hùng – chia sẻ đánh giá về GrabShare và khuyến khích kết hợp với Bộ Giao thông vận tải để góp phần giảm thiểu tình trạng xe dù bến cóc. Ảnh: Grab.

Trước sự ủng hộ và chung tay của Chính phủ, vai trò của nhãn hàng được nâng lên tầm cao mới, không chỉ là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển mà còn là một tổ chức “mạnh dạn” đứng ra giải quyết những vấn đề, vấn nạn của xã hội, vốn nhức nhối và “tắc” nhiều năm qua.

Có thể nói, Grab đã khá thành công trong việc khai thác công cụ Government Endorsement, qua đó ghi nhận thành công của Grab tại thị trường Việt Nam và tiềm năng phối hợp với Chính phủ trong tương lai, tạo sự tin tưởng cho cộng đồng.

GrabShare thực sự đã có một màn “đổ bộ” đáng nhớ tại thị trường Việt Nam với chiến lược phối hợp các công cụ truyền thông khá hiệu quả. Chúng ta hãy cùng chờ xem trải nghiệm “thực sự” mà GrabShare sẽ mang đến cho người dùng trong thời gian tới.

Trường Xuân
Brands Vietnam