Tại sao Uber phải chật vật đấu tranh để được coi là một hãng công nghệ?

Rất có thể vào cuối năm nay Tòa án Công lý châu Âu sẽ khước từ những lý lẽ của Uber, rằng hãng đơn giản chỉ tạo ra một thị trường, đưa người lái xe và người có nhu cầu đi xe đến với nhau. Thay vào đó, Tòa án sẽ tuyên bố Uber là một công ty taxi.

Điều này có thể không ảnh hưởng nhiều về tài chính của Uber, song nó sẽ đặt ra một tiền lệ quan trọng: những công ty có hoạt động phát triển phần mềm sẽ không được đối xử đặc biệt nữa!

Theo hãng tin Bloomberg, luật sư quốc gia Maciej Szpunar đã đệ trình một ý kiến lên tòa án, nói rằng Uber không phải là một hãng trung gian kết nối cung với cầu, mà là một "nhà tổ chức và điều hành các dịch vụ giao thông đô thị", tự thân nó tạo ra nguồn cung. Lập luận của Szpunar là xoáy vào việc Uber không chỉ kinh doanh dịch vụ taxi hiện có mà còn mở rộng thị trường. Szpunar cho rằng Uber tạo ra và kiểm soát nguồn cung bằng cách đặt ra các mức giá và quy định cho các lái xe.

Ý kiến trên của Szpunar đã được các luật sư quốc gia gửi lên một tòa án ở Barcelona, nơi hiệp hội kinh doanh taxi Tây Ban Nha muốn Uber phải được xem là một hãng taxi, chứ không phải là một công ty dịch vụ thông tin. Tại châu Âu, việc phân loại loại hình hoạt động này là theo luật của Liên minh châu Âu, chứ không phải luật của quốc gia. Tòa án sẽ xem xét ý kiến của các luật sư quốc gia và nếu đồng ý, Uber sẽ bị phân loại là một công ty dịch vụ vận tải tại châu Âu, nghĩa là hãng phải có các giấy phép địa phương cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn và lao động giống như các công ty taxi khác. Uber sẽ không thể kháng cáo, và đành phải chấm dứt một nỗ lực lobby và pháp lý đắt đỏ trên toàn châu lục.

Tại sao Uber phải chật vật đấu tranh để được coi là một hãng công nghệ?

Uber nói sẽ không có sự thay đổi nào: dịch vụ UberPop của hãng sử dụng các lái xe nghiệp dư không có giấy phép taxi, bị cấm tại Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Điển, Đức, Italy và nhiều quốc gia khác. Công ty hầu như chỉ tập trung sử dụng các xe taxi và xe limo có giấy phép tại châu Âu. Là một công ty tư nhân, Uber không phải báo cáo các kết quả tài chính chi tiết. Nhưng có thể nói châu Âu không mang lại nhiều doanh thu cho hãng. Mùa thu năm ngoái, có thông tin nói rằng trong năm 2015, Uber Luân Đôn, chi nhánh tại Anh của công ty thu về 30 triệu USD doanh thu. Ngay cả mức doanh thu đó tăng gấp đôi trong năm 2016, thì cũng chỉ chưa đến 1% doanh thu 2016 của toàn Uber – và Anh chính là quốc gia chào đón Uber nhất tại châu Âu. Doanh thu của Uber tại các nước châu Âu khác chắc chắn nhỏ hơn nhiều.

Tuy nhiên, quyết định của tòa án sẽ rất quan trọng đối với việc châu Âu đối xử với nền kinh tế chia sẻ nổi tiếng này. Cụ thể, nếu tòa án chấp nhận lập luận của Szpunar, một công ty tạo ra và điều tiết dịch vụ, thay vì khai thác nguồn lực sẵn có sẽ không được xem là một dịch vụ công nghệ đơn thuần, một ứng dụng. Về vấn đề này, Airbnb chính là một ví dụ điển hình, Airbnb sẽ được xem là một dịch vụ công nghệ nếu họ cho phép người chủ nhà cho thuê một căn phòng trống trong căn hộ. Nhưng nếu Airbnb cung cấp các căn hộ để cho thuê ngắn hạn – nghĩa là đã sa vào hoạt động của thị trường bất động sản – hãng sẽ được xem là một dịch vụ khách sạn, và phải tuân thủ tất cả các yêu cầu của ngành này.

Uber phản đối cách suy nghĩ này, nói rằng "các điều luật lỗi thời đang ngăn hàng triệu người châu Âu khong tiếp cận được một dịch vụ tin cậy chỉ bằng một nút bấm". Tuy vậy, luật không hề làm thế. Uber và các ứng dụng thuê xe khác vẫn hoạt động tốt tại châu Âu: Nếu bạn bấm một nút bấm, một chiếc taxi hoặc limo sẽ đến. Điều mà các nhà quản lý châu Âu – và có thể là tòa án cao nhất châu Âu – đang cố đạt được là chấm dứt sự mập mờ khó hiểu của việc sử dụng công nghệ số làm thay đổi bản chất của một dịch vụ thực. Một chiếc taxi là một chiếc taxi dù bằng tên gọi nào khác. Một khách sạn là một khách sạn.

Tại sao Uber phải chật vật đấu tranh để được coi là một hãng công nghệ?

Bloomberg cho rằng Uber có rất nhiều tiền, hãng có thể thay đổi ý kiến của các tòa án từ Barcelona đến Berlin. Hãng chi chưa đến 1 triệu USD để lobby các tổ chức EU trong năm ngoái – một số tiền rất nhỏ so với mức thua lỗ 2,8 tỷ USD của hãng. Dù cam kết sẽ khắc phục những văn hóa khác biệt, hãng có thể sẽ không chấp nhận cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn để làm việc với các nhà quản lý châu Âu. Hãng sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh, bởi vì hãng có thể làm điều đó.

Tuy vậy, quyết định của tòa án có thể gửi một thông điệp đến các nhà đầu tư Uber. Nếu quyết định được đưa ra, và Uber tuân thủ trên toàn EU, các nhà đầu tư sẽ có thể nhận ra dịch vụ sáng tạo duy nhất của Uber – ứng dụng Uber – đáng giá bao nhiêu. Những chênh lệch, ưu đãi trong quản lý và khả năng trợ giá để đưa ra dịch vụ với mức giá thấp không phải là sáng tạo hay lợi thế lâu dài.

Có thể ứng dụng Uber vẫn đủ giá trị và tiện lợi cho mọi người, đủ để duy trì Uber là một doanh nghiệp công nghệ. Song sẽ không đủ để biện minh cho những giá trị sáng tạo mà Uber đang có hiện nay, cũng như không đủ để Uber dựng nên một rào cản cạnh tranh trên thị trường. CEO Travis Kalanick của Uber hiểu rằng: Tại sao Uber phải làm việc điên cuồng như thế, và đương đầu với những rủi ro pháp lý như thế, để phát triển taxi tự lái? Nếu công ty thành công, hãng sẽ thực sự khác biệt với các công ty taxi truyền thống, và các nhà quản lý, các tòa án sẽ khó mà áp dụng một định nghĩa khác về Uber.

Hoàng Lan
Nguồn VnReview