[Kantar Worldpanel] Người Việt mạnh tay chi tiêu mua sắm Tết

Tại Việt Nam, Tết là mùa lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong năm. Theo truyền thống, Tết là dịp để cả gia đình đoàn tụ khi mà các thành viên đi học hay đi làm xa nhà trở về và cùng gia đình chào đón năm mới.

Tết, ngoài ra, còn là biểu tượng cho sự khởi đầu của một năm mới nên mọi người thường làm việc chăm chỉ tích cóp cả năm để chuẩn bị cho dịp đặc biệt này. Không những vậy, thu nhập trong dịp Tết thường cao hơn khi có thêm phần thưởng Tết với mức thưởng tương đương khoảng một tháng lương hoặc hơn. Do vậy, có thể thấy mùa Tết thật sự là mùa đỉnh điểm của việc mạnh tay chi tiêu mua sắm tại Việt Nam.

Theo báo cáo mới đây của Kantar Worldpanel, mua sắm cho tiêu dùng tại nhà mùa Tết 2017 ước tính đạt 1.76 tỷ đô, gần gấp đôi so với ngày thường. Chi tiêu cho ngành hàng tiêu dùng nhanh vào dịp Tết năm nay cũng đạt tốc độ tăng trưởng 2 chữ số, cao hơn so với Tết năm ngoái cả ở khu vực Thành thị và Nông thôn.

Những ngành hàng tiêu biểu trong mùa Tết 2017

Thời gian hai tuần trước ngày đầu tiên của năm mới là thời gian cao điểm nhất cho việc mua sắm Tết. Tăng trưởng của mùa Tết năm nay chủ yếu đến từ tăng trưởng của các ngành hàng như bánh kẹo, đồ uống và gia vị nấu ăn. Hầu hết trong số các ngành hàng tiêu biểu đều thuộc ngành hàng Thực phẩm và Đồ uống, tuy nhiên có 2 mặt hàng cũng nằm trong danh sách này nhưng thuộc ngành hàng Chăm sóc gia đình đó là sản phẩm tẩy rửa nhà tắm (ở Thành thị) và sản phẩm khăn giấy (ở Nông thôn). Trong những năm sắp tới, sản phẩm tẩy rửa nhà cửa và các loại giấy ăn/ khăn giấy sẽ là các mặt hàng được dự đoán tăng trưởng cao trong dịp Tết bởi sự tiện lợi và tối giản mà chúng mang lại cho người nội trợ/ người phụ nữ trong việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa đón Tết.

[Kantar Worldpanel] Người Việt mạnh tay chi tiêu mua sắm Tết

Nghệ thuật tặng quà trong dịp Tết

Tết là dịp mà người Việt thường biểu quà/ tặng quà cho họ hàng người thân và bạn bè. Đó có thể là những giỏ hoa quả chưng Tết, hay những giỏ hàng tiêu dùng nhanh. Việc biếu/ tặng quà cho nhau trong mùa Tết đã trở thành thói quen, văn hóa của người Việt và ngày càng nhiều hơn. Theo báo cáo Tết 2017, quà tặng dịp Tết năm nay nhiều hơn so với Tết năm ngoái, nhiều người được nhận quà Tết hơn và giá trị quà tặng cũng cao hơn. Thật vậy, tăng trưởng Tết năm nay phần lớn đền từ nguồn quà Tết, cứ 3 đồng chi cho Tết, thì người tiêu dùng dành 1 đồng cho quà biếu/ quà tặng. Top những mặt hàng tiêu dùng nhanh được tặng nhiều nhất trong dịp Tết vừa qua là bánh quy, bia, các loại nước có ga, dầu ăn và gia vị nấu ăn như đường hay bột ngọt. Việc chọn quà Tết thường phụ thuộc vào ngân sách của người tặng, ngoài ra còn xem xét đến việc liệu món quà có hữu dụng trong ngày Tết hay không, có phù hợp với người nhận cũng như độ tuổi và địa vị xã hội của họ hay không.

3 nguyên tắc vàng để thành công trong mùa Tết:

1. Luôn luôn sẵn có!

Luôn có khâu chuẩn bị thật tốt cho mùa mua sắm cao điểm này! Đảm bảo hệ thống phân phối và dự trữ đủ hàng cho thị trường ít nhất khoảng 2 tháng trước Tết.

2. Đẩy mạnh truyền thông vào dịp Tết

Tạo ra sự gắn kết giữa Tết với thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng thông qua tất cả các hoạt động below-the-line và above-the-line.

Tăng trưởng Tết năm nay phần lớn đền từ nguồn quà Tết, cứ 3 đồng chi cho Tết, thì người tiêu dùng dành 1 đồng cho quà biếu / quà tặng.

Lưu ý: “Việc tạo ra cảm xúc thông qua truyền thông sẽ có hiệu quả cao hơn cả việc tập trung vào chức năng của sản phẩm” và “Thương hiệu mẹ sẽ có sức ảnh hưởng mạnh hơn từng thương hiệu con riêng lẻ.”

3. Quà tặng được xem là một hình thức khuyến mãi bán hàng

Sản phẩm có bao bì như quà tặng trong dịp Tết, thiết kế bộ sản phẩm quà tặng, hay giỏ quà tặng với đầy đủ các thương hiệu của nhà sản xuất là những ý tưởng có thể giúp gia tăng doanh số và mang lại hiệu quả đối với văn hóa, thói quen tặng quà dịp Tết của Việt Nam.

Nói tóm lại, đối với người tiêu dùng, Tết là dịp đặc biệt để ăn mừng, chi tiêu và tiêu dùng cả ở khu vực Thành thị lẫn Nông thôn Việt Nam. Đối với nhà sản xuất và bản lẻ, Tết là thời điểm để thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng bằng cách tận dụng tác động mùa Tết trong tiêu dùng ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc phát triển kinh doanh của Kantar Worldpanel Việt Nam nhận định: “Ngoài các mặt hàng đồ uống, bánh kẹo hay gia vị nấu ăn, các nhà sản xuất và bản lẻ cũng cần chú ý đến các mặt hàng chăm sóc gia đình như các sản phẩm tẩy rửa nhà cửa hay các loại khăn giấy/ giấy ăn nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong ngày Tết. Đảm bảo rằng việc vận chuyển và dự trữ hàng cho mùa Tết được lên kế hoạch và triển khai tốt, đặc biệt là trong bối cảnh thời gian cao điểm mua sắm Tết chỉ rơi vào 2 tuần trước Tết ở Thành thị và chỉ vỏn vẹn 1 tuần trước Tết ở khu vực Nông thôn.”

Xem báo cáo thị trường Tết 2017 mới nhất: Tại đây.

David Anjoubault, General Manager - Kantar Worldpanel Vietnam
Nguồn Kantar Worldpanel