Các cửa hàng bán lẻ và "cuộc chiến" thu hút thế hệ trẻ rành công nghệ

Các nhà bán lẻ và các thương hiệu phải tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa, giàu tính tương tác dựa trên những tiến bộ công nghệ mới nhất nếu không muốn tụt hậu trong cuộc đua thu hút giới trẻ rành công nghệ.

Theo nghiên cứu vừa được IBM và Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ (NRF) công bố, được sinh ra từ giữa thập niên 1990 cho đến đầu những năm 2000, thế hệ Z là nhóm rành công nghệ, làm quen với điện thoại di động, thiết bị thông minh và các thiết bị kỹ thuật số trước khi hiểu biết về thế giới bên ngoài. Nhưng nghiên cứu này phát hiện ra 67% thế hệ Z luôn mua sắm tại các cửa hàng thực sự, 31% tiếp theo thi thoảng mua sắm tại đây, đồng nghĩa với việc 98% thế hệ Z có mua sắm trực tiếp tại các cửa hàng.

Do đó, các nhà bán lẻ sẽ phải tạo nên những sự gắn kết thương hiệu mới lạ để phục vụ tốt cho nhóm khách hàng luôn luôn kết nối, luôn nhìn vào điện thoại và sẵn lòng rút ví này.

Cũng theo nghiên cứu, thế hệ này rất quan trọng đối với các nhà bán lẻ, họ nắm giữ tiềm lực mua sắm ở mức 44 tỉ USD và có tới 75% trả lời rằng họ tiêu hơn một nửa số tiền khả dụng mỗi tháng.

Thế hệ mới này khá khó tính: nghiên cứu chỉ ra rằng 52% người tiêu dùng thuộc Gen Z sẽ chuyển sang trung thành với một thương hiệu khác nếu như chất lượng thương hiệu cũ không thỏa đáng. Họ quan tâm nhiều nhất về việc các nhà bán lẻ có được những quyền cơ bản, 66% cho rằng chất lượng sản phẩm và sự sẵn có là những nhân tố quan trọng nhất để lựa chọn một thương hiệu; 65% tập trung vào giá trị.

Các cửa hàng bán lẻ và cuộc chiến thu hút thế hệ trẻ rành công nghệ

Thế hệ Z thích những thương hiệu có thể tạo được một môi trường tương tác, thu hút họ bằng trải nghiệm tương tác.

Nghiên cứu cho thấy 74% người được khảo sát sử dụng thời gian rảnh rỗi để lên mạng, 25% trong số họ dành ít nhất 5 tiếng mỗi ngày trực tuyến.

Thế hệ Z thích gắn kết với các thương hiệu thông qua Internet, nhất là với những thương hiệu nào có thể tạo được một môi trường tương tác, nơi khách hàng có thể định hình trải nghiệm cho riêng họ.

Khi các nhà bán lẻ phát triển và gắn kết theo các định hướng này, họ sẽ có thể tận dụng những ý tưởng của thế hệ X vào các sản phẩm, dịch vụ, sự gắn kết và trải nghiệm mua sắm mới, theo như nghiên cứu đã nêu. Thế hệ Z được biết đến như những nhà vô địch về thương hiệu cả trực tuyến lẫn trực tiếp, nhất là khi những thương hiệu đó thừa nhận và đánh giá cao những ý kiến của họ.

Tổng Giám đốc IBM Global Consumer Industries, Steve Laughlin, cho rằng để thu hút thế hệ Z, các nhà bán lẻ và các thương hiệu đòi hỏi phải tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa, giàu tính tương tác dựa trên những tiến bộ công nghệ mới nhất nếu không muốn tụt hậu trong cuộc đua.

Chủ tịch kiêm CEO của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ đánh giá thế hệ Z thích cảm giác tận tay cầm món hàng. Khi công nghệ không ngừng phát triển trong khi những thói quen mua sắm vẫn giữ nguyên, các nhà bán lẻ cần đủ nhạy bén để đáp ứng tốt cả hai nhu cầu đó. Các nhà bán lẻ cần liên tục tập trung vào thí nghiệm những cuộc cách mạng mới cả trực tuyến lẫn trực tiếp để luôn bắt kịp với những nhu cầu không ngừng biến đổi của khách hàng.

Các cửa hàng bán lẻ và cuộc chiến thu hút thế hệ trẻ rành công nghệ

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lướn. Nguồn: IBM.

Nghiên cứu “Thế hệ Z độc nhất” (Uniquely Gen Z) được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Giá trị Kinh doanh IBM, dựa trên kết quả phỏng vấn hơn 15.000 khách hàng trong độ tuổi 13-21 từ 16 quốc gia khắp thế giới.

Nguyên Đức
Nguồn ICT News