Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Một người nghiện mua sắm qua mạng cũng nghiện Facebook, sở hữu gần 5 thiết bị công nghệ cùng lúc, độ tuổi trên 30 và có thu nhập từ trung bình đến cao.

Công ty công nghệ tiếp thị Criteo (Pháp) gần đây tung ra khảo sát về người tiêu dùng trên các thiết bị kỹ thuật số tại Việt Nam. Bảng đánh giá cho thấy thói quen mua sắm qua mạng của người dùng đang tăng cao, trong đó mua sắm qua di động có thể là xu hướng tiếp theo.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Công ty Pháp cho biết 65% những người được hỏi thuộc nhóm người mua sắm trực truyến vừa phải, tức mỗi tuần một lần hoặc vài lần một tháng có lên mạng mua sắm. Biểu đồ hình tròn phía trên không cho biết nhóm người thường xuyên mua sắm online chiếm tỷ lệ bao nhiêu, tuy nhiên có thể phỏng đoán nhóm "nghiện" mua sắm này chiếm từ 20-26%, tức mỗi ngày một lần hoặc hơn một lần một tuần. Nhóm nghiện mua sắm "nặng" hơn - mỗi ngày mua sắm online một lần - có thể chiếm khoảng trên dưới 10%.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Người mua sắm online mỗi ngày một lần hoặc hơn một lần mỗi tuần như nói trên được xem là người mua sắm trực tuyến nhiều. Đánh giá của Criteo cho thấy người này cũng là người dùng Facebook nhiều, hầu hết sử dụng vài lần mỗi ngày. Đây là người trưởng thành đã đi làm (30-49 tuổi), có thu nhập từ trung bình đến cao, tức trên 10 triệu đồng/tháng. Người này có thể sở hữu trung bình 5 thiết bị (chính xác là 4,8).

Người "nghiện" này cũng yêu thích mua sắm và xem đó là thú tiêu khiển số 1. Họ hay có thói quan dò tìm trên mạng và mua nhiều sản phẩm đa dạng, và có thể chi tiêu nhiều hơn nữa.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Có nhiều điểm ngược với nhóm trên chính là nhóm mua sắm online bằng thiết bị di động. Nhóm này trẻ (18-29 tuổi), thu nhập thấp đến trung bình (5-10 triệu đồng). Nhóm này thường mua quần áo và giày dép trên mạng, và đây là nhóm tiềm năng của thương mại di động (m-commerce) khi 82% đồng ý rằng điện thoại thông minh là bạn đồn hành mua sắm yêu thích, 88% họ đã mua hàng qua ứng dụng cài đặt trên di động. Nhóm này có điểm tương đồng với nhóm trên là cùng sử dụng Facebook nhiều - vài lần mỗi ngày.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Trong khảo sát của Criteo, 75% người trả lời cho rằng họ thích mua sắm trên mạng. Trong đó, 15% người lên mạng để tìm kiếm các món mua với giá hời, 30% người mua sắm cho biết không cần các tính năng thừa (hãng khảo sát cho rằng nhóm này đều lớn tuổi), và có khoảng 3% người mua hàng với lý do tiêu khiển.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Trong một tháng qua kể từ ngày khảo sát, có đến 73% người được hỏi cho biết có mua sắm qua thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng. Chính tỷ lệ này khiến công ty tiếp thị Criteo cho rằng Việt Nam là quốc gia mobile-first, tức tiên phong trong việc dùng thiết bị di động, một nền tảng chuẩn bị cho xu hướng m-commerce.

Những người dùng thiết bị di động trong tìm kiếm thông tin cho rằng dùng thiết bị này giúp họ dễ tiếp cận và thuận tiện khi sử dụng. 23% người được hỏi cho rằng sẵn sàng chi trên 51USD (hơn 1 triệu đồng) khi mua sắm bằng di động.

Tuy có người thích thiết bị di động nhưng nhóm người dùng laptop, máy tính để bàn để mua sắm có tỷ lệ cao hơn.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Bên cạnh nhóm hay mua hàng qua di động, có nhóm người thích mua hàng qua laptop hay máy tính để bàn. Lý do của việc này là màn hình các thiết bị này lớn hơn (49%). Ngoài ra, mua trên website máy tính họ có thể so sánh sản phẩm/dịch vụ, hoặc để dễ dàng hơn khi thanh toán online, cũng có thể do trang mua sắm của họ không tối ưu cho thiết bị di động.

Chân dung một người nghiện mua sắm qua mạng tại Việt Nam

Nhấp chuột vào hình để xem kích thước lớn.

Có 76% người đi xem hàng hóa ở các cửa hàng nhưng lại quyết định mua hàng qua mạng. Lý do việc mua hàng qua mạng là: mua online có chương trình bán hàng độc quyền, màu sắc/thiết kế chỉ có trên mạng, sản phẩm/dịch vụ trên mạng rẻ hơn.

Khảo sát của Criteo được đưa ra trong bối cảnh công ty này đang cung cấp nền tảng tiếp thị cho Tiki. Trong vòng 3 tháng kể từ khi hợp tác, Tiki cho biết đã tăng trưởng 184% tỷ lệ chuyển đổi trên ứng dụng (tỷ lệ khách mua hàng so với khách ghé thăm trên ứng dụng), tăng 64% doanh thu hàng tháng, giá trị trung bình của đơn hàng tăng 67%.

Nguồn ICT News