Bài học cho các thương hiệu thông qua chiến thắng của Trump
Các bạn đều đã biết rằng Donald Trump đã chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ một cách bất ngờ. Giới truyền thông và các cuộc thăm dò đã một lần nữa không xác nhận đúng cảm xúc thật sự của cuộc bầu cử Mỹ.
Nếu như chúng ta có thể học được gì từ kết quả đầy kinh ngạc này thì đó chính là độ nhận biết và điểm khác biệt trong chính trị cũng quan trọng giống như khi làm thương hiệu vậy.
Tôi cho rằng giới truyền thông đã không nắm bắt được sự giận dữ của phần lớn cử tri Mỹ, chính là cảm giác bị bỏ rơi trong những kế hoạch phục hồi kinh tế, cảm giác bị phản bội bởi những hiệp ước thương mại mà họ xem đó là những mối đe doạ cho công việc của mình, và thấy mình không được tôn trọng bởi chính quyền Washington, Phố Wall và hệ thống truyền thông chính thống.
Chiến thắng của ông Trump là một ví dụ nổi bật về khả năng thống trị truyền thông xã hội lẫn truyền thông truyền thống. Cũng như nhiều thương hiệu biểu tượng đã tạo nên sức mạnh của mình từ những mâu thuẫn sâu sắc tồn tại trong nền văn hóa, ông Trump cũng đã làm như vậy. Vào tháng 7/2016, Kantar Millward Brown đã đánh giá vị trí hai ứng cử viên Tổng thống và thấy rằng mối quan tâm lớn trong những người ủng hộ ông Trump là mối đe doạ từ những người nhập cư ảnh hưởng tới giá trị văn hóa Mỹ cũng như quy mô của chính phủ.
Buổi tranh luận trực tiếp giữa ông Trump và bà Clinton, là một trường hợp đối đầu của một người không có nền tảng chính trị và người có nền tảng chính trị từ trước. Sự nổi bật không còn là một lợi thế bởi vì bà Clinton được xem là chiếm ưu thế còn ông Trump lại xuất hiện với sự khác biệt. Khi các ứng cử viên như Cruz và Sander bị loại khỏi cuộc bầu cử, ông Trump trở thành một sự lựa chọn chống lại định kiến trước đó. Và trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, ý kiến cho rằng ông Trump sẽ làm giới hạn vai trò của chính phủ bỗng tăng gấp đôi. Người dân tìm kiếm lối thoát cho sự thất vọng của họ đối với chính phủ bằng cách bầu chọn cho một người ‘bên ngoài’.
Tuy nhiên, ngoài những vấn đề về sự chia rẽ văn hoá, thì ông Trump chiến thắng vì 3 lí do sau:
1. Ông Trump biết rõ đối tượng của mình, ông ấy biết người ủng hộ của mình quan tâm điều gì và thuyết trình về điều họ muốn, khai thác sự căng thẳng trong văn hóa và làm rõ thông điệp của mình để thu hút niềm tin cá nhân và quan điểm chính trị của công chúng.
2. Ông ấy làm điều đó trở nên đơn giản vì ông ấy biết rằng ấn tượng đó sẽ trở thành phiếu bầu và dựa vào đó vẽ nên hình ảnh của mình là một ứng cử viên chống lại thể chế, và truyền quan niệm cho rằng ông ấy có thể thay đổi chúng một cách hiệu quả và giới hạn vai trò của chính phủ.
3. Ông Trump hành động như một người chiến thắng. Dựa theo nghiên cứu của Kantar Millward Brown, hình ảnh ông Trump theo trực giác gắn liền với sự tự tin, vì những phát ngôn trực diện của ông trước công chúng. Khi mọi người phản ứng với đề tài này, họ nhận ra rằng bà Clinton cũng rất tự tin, nhưng về trực quan, ông Trump rõ ràng đã chiến thắng. Cần chú ý rằng, cả hai ứng cử viên đều không phải là người được được yêu mến hay được tin tưởng nhiều, vì thế sự liên kết trực quan này rõ ràng là một phần quan trọng giúp ông Trump giành chiến thắng.
Tất nhiên, tất cả đều là những nhận thức muộn màng. Tôi không mong thức dậy trong một thực tế khác. Chuyện gì xảy ra cũng đã xảy ra và cũng đều có những bài học cho tất cả mọi chuyện. Nhưng bạn nghĩ thế nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình nhé!
Kim Huy / Brands Vietnam
Nguồn Kantar Millward Brown