Năm 2017, M&A trên thị trường bán lẻ sẽ tăng mạnh
Ông Alex Crane, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield Việt Nam dự đoán 2017, xu hướng M&A để thúc đẩy thị trường bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục.
* Ông có thể chia sẻ những cái nhìn cụ thể về các chỉ báo trên thị trường theo tỉ lệ trống, giá thuê, khu vực thuê…?
Từ khía cạnh các đơn vị thuê địa điểm, bán lẻ, quan trọng nhất là về mặt cạnh tranh không gian chất lượng, đa phần là ở lĩnh vực thời trang và cao cấp.
Điểm đáng chú ý là nhu cầu của các nhà bán lẻ hiện nay trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, giáo dục thường đòi hỏi, yêu cầu diện tích sàn lớn, nhưng rất khó kiếm ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi.
Ví dụ như dự án Vincom ở TPHCM đã đi vào việc định vị lại trung tâm mua sắm của họ. Họ đã mời thương hiệu thời trang lớn Zara gia nhập. Điều này cho thấy họ đã bắt đầu hiểu được tầm ảnh hưởng của sự cải thiện này bằng cách sử dụng không gian hiện có. Nên việc định vị là 1 chìa khóa quan trọng cho các nhà phát triển và các đơn vị thuê địa điểm bán lẻ ở thị trường hiện nay.
Chúng ta cũng thấy 1 vài sự thay đổi nhẹ trong vấn đề định vị lại địa điểm quanh thành phố, 1 số ít đã bắt đầu định vị ở những khu vực thuộc vùng ngoại ô. Và họ dường như rất thành công. Đây sẽ là xu hướng mới do việc dân số tăng nhanh và cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển ở cả 2 thành phố Hà Nội và TPHCM.
* Sự có mặt của các thương hiệu bán lẻ quốc tế sẽ có tác động như thế nào đến mảng này tại VN, thưa ông?
Sự cạnh tranh giữa các nhóm góp phần đẩy giá thuê lên cao. Như tôi đã đề cập, 30% giá thuê đã tăng ở những khu vực trung tâm kinh doanh. Nguyên nhân là do các khu vực này có vị trí thuận lợi. Đây cũng là tin vui đối với các nhà phát triển bất động sản.
Việc cạnh tranh được kỳ vọng là một trong những lợi ích cho người tiêu dùng và cho các nhà phát triển ở đây, tuy nhiên cũng trở nên khó khăn hơn cho các nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường.
“Vincom mang đến ảnh hưởng tích cực cho cuộc cạnh tranh”
* Vinmart, Circle K... thời gian vừa qua đã phát triển chuỗi rất mạnh và có tác động như thế nào đến thị trường mặt bằng bán lẻ chung?
Có nhiều điểm tích cực xoanh quanh cuộc cạnh tranh trên thị trường bán lẻ. Ví dụ như trung tâm mua sắm Vincom. Đây là đơn vị có tầm ảnh hưởng rất tích cực, bởi đã mang đến cho người tiêu dùng những mặt hàng thực phẩm tốt được lựa chọn kỹ càng với cơ sở hiện đại.
Sẽ có nhiều cạnh tranh hơn nữa giữa các nhóm siêu thị do càng ngày càng có nhiều đơn vị gia nhập thị trường. Hơn thế nữa các cơ sở địa phương đang bắt đầu việc mở rộng dịch vụ và chất lượng. Có thể sẽ có sự chạy đua cạnh tranh về giá giữa các siêu thị.
Tại VN, phí tiêu dùng sẽ vẫn dẫn đầu bởi chi tiêu đồ ăn, thức uống tại các hộ gia đình, phí sinh hoạt, kế đó là giao thông, giáo dục và mua sắm.
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến giá thuê mặt bằng của các siêu thị hiện nay và những đơn vị lớn có thể dễ dàng điều chỉnh việc này. Tuy nhiên càng nhiều đơn vị gia nhập thị trường, về mặt lý thuyết thì tình trạng lợi nhuận biên sẽ bắt đầu giảm xuống, giá thuê sẽ giảm.
* Vậy, thói quen mua sắm ngày càng thay đổi có phải là yếu tố rất quan trọng?
Thông thường ở một số thị trường, chúng ta cần thay đổi thói quen của khách hàng. Tại VN, phí tiêu dùng sẽ vẫn dẫn đầu bởi chi tiêu đồ ăn, thức uống tại các hộ gia đình, phí sinh hoạt, kế đó là giao thông, giáo dục và mua sắm. Thói quen mua sắm cũng ảnh hưởng đến các nhà phát triển bất động sản.
* Ông có dự báo gì về diễn biến thị trường trong thời gian tới?
Hiện nay, khá nhiều các DN nước ngoài vẫn chưa tham gia thị trường bán lẻ tại VN mà nguyên nhân chính là do giá thuê mặt bằng cao. Vì thế phương án tốt nhất để thâm nhập thị trường là thông qua việc mua bán và sáp nhập, thông thường là qua việc liên doanh với một DN địa phương. Tôi hy vọng rằng trong vòng 12 tháng tiếp theo chúng ta sẽ thấy một hoặc hai sự hợp tác đối tác lớn được công bố.
* Xin cảm ơn ông!
Hoàng Hà
Nguồn Tiếp Thị Thế Giới