Lenovo: Từ ‘zero’ thành ‘hero’

Gần 12 năm sau vụ mua lại mảng máy tính cá nhân (PC) của IBM, Lenovo đang chuyển mình từ một doanh nghiệp dựa vào thị trường nội địa sang một công ty toàn cầu dưới ánh mắt hoài nghi của nhiều người.

Thương vụ mua lại IBM với giá 1,75 tỷ USD đưa Lenovo trở thành công ty máy tính lớn thứ 3 thế giới. Tới năm 2013, Lenovo chính thức trở thành nhà sản xuất PC số 1 thế giới và kể từ đó công ty này mở rộng thêm mảng máy tính bảng, điện thoại thông minh.

Lenovo được thành lập tại Bắc Kinh năm 1984 với cái tên ban đầu là Legend Computer.

Ông Liu Chuanzhi là người sáng lập Lenovo Group và giữ vị trí Chủ tịch tại Legend Holdings. Vào thời điểm ban đầu, ông Liu vay khoảng 25.000 USD từ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc để tìm thử thách trong lĩnh vực máy tính cá nhân.

Những năm 80 của thế kỷ trước được coi là thời điểm tốt của ngành công nghiệp máy tính tại Trung Quốc bởi khi đó Đảng Cộng sản bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế và áp dụng hệ tư tưởng “Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc”.

Lenovo: Từ ‘zero’ thành ‘hero’

Thinkpad đánh dấu sự chuyển giao giữa IBM và Lenovo.

Khi Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế thị trường, ông Liu nhận định: “Những hy vọng mới đã tới. Khi tôi bắt đầu làm việc, đó là thời điểm kết thúc của cuộc Cách mạng Văn hóa. Tôi không thể làm bất cứ điều gì nên cảm thấy rất thực sự bất lực vào thời điểm đó.”

Tuy nhiên, điều này không thể ngăn ông Liu và những cộng sự của mình mang tới những chiếc máy tính có thể đọc và viết các ký tự Trung Quốc, giúp nhiều người tại đây có thể sử dụng PC.

Theo ông Liu, thỏa thuận năm 2015 với IBM là điều sống còn đối với Lenovo. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, vị lãnh đạo này cho rằng nếu việc kinh doanh bị kìm hãm tại Trung Quốc, Lenovo sẽ phải đối mặt với tình trạng trì trệ và chết dần chết mòn.

Việc tiếp quản IBM không diễn ra thuận lợi như mọi người nghĩ. Quan điểm khác biệt giữa ông Yang Yuanqing – giám đốc điều hành hiện nay của Lenovo – và giám đốc điều hành sau này của IBM đã dẫn tới những xích mích giữa hai bên.

Ông Liu chia sẻ: “Nói thật, ông Yang đã đúng về sự thiển cận trong tầm nhìn của người Mỹ về Lenovo. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp máy tính đang trải qua sự chuyển đổi đối tượng kinh doanh từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng.

Trước kia, dòng sản phẩm Thinkpad do IBM phát triển tập trung vào đối tượng doanh nghiệp. Việc phát triển dòng sản phẩm mới giành cho người tiêu dùng cá nhân đòi hỏi nguồn đầu tư đáng kể. Vị CEO người Mỹ không sẵn lòng để bỏ ra số tiền lớn vào thời điểm đó.

Lenovo: Từ ‘zero’ thành ‘hero’

Dòng điện thoại cao cấp Lenovo Moto.

Kết quả là ông Liu trở lại vị trí chủ tịch Lenovo để giải quyết cuộc khủng hoảng này và đưa công ty trở lại con đường thành công. Sự xung đột văn hóa là không thể tránh khỏi nhưng điều quan trọng là không để nó bị chính trị hóa và trở thành một cuộc chiến giữa 2 bên.

Về triển vọng của ngành công nghiệp máy tính, ông Liu cho rằng sự bất ổn vẫn còn tiếp diễn. Ông nói: “Miếng bánh đang nhỏ lại nhưng phần của Lenovo vẫn tăng lên.”

Vị lãnh đạo này cho biết Lenovo sẽ lấy trọng tâm phát triển là mảng điện thoại thông minh. Trong vòng 5-6 năm qua, mảng này không thực sự thành công bởi có trăm mẫu mới được ra mắt mỗi năm nhằm thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng dẫn tới chất lượng sản phẩm không được cao.

Mặc dù vậy, ông Liu vẫn lạc quan rằng tình hình sẽ thay đổi. Sau khi mua lại Motorola, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đang bắt đầu sản xuất những chiếc điện thoại chất lượng cao và sẽ cho ra mắt 1-2 sản phẩm/năm.

Thạch Thảo / CNBC
Nguồn Người đồng hành