Cơ hội kinh doanh thương mại điện tử tại ASEAN

Không còn nghi ngờ gì nữa, thương mại điện tử đang là phương thức giao dịch chiếm ưu thế.

Những số liệu về thương mại điện tử của các quốc gia trên thế giới trong Cẩm nang doanh nghiệp toàn cầu – Toàn cầu hóa với Facebook 2016 (được chia sẻ bởi ATPSoftware) sẽ là lời nhắc nhở cấp thiết đến các doanh nghiệp Việt Nam - làm sao để không bị bỏ lại phía sau.

Nghiên cứu của Facebook cho biết, quy mô thương mại điện tử năm 2016 ở thị trường Mỹ dự kiến đạt 385 tỷ USD. Con số này ở các nền kinh tế phát triển khác là: Anh 110 tỷ USD, Đức 69 tỷ USD, Pháp 46 tỷ USD, Canada 31 tỷ USD, Brazil 22 tỷ USD và Úc 21 tỷ USD.

Chi tiêu cho quảng cáo kỹ thuật số cũng đang ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong chi tiêu truyền thông: 49,6% ở Anh, 31,6 ở Mỹ, 23,9% ở Pháp, 34% ở Canada, 16,6% ở Brazil, 27,8% ở Đức.

Cơ hội kinh doanh thương mại điện tử tại ASEAN

Và sau đây là những thông tin mà các doanh nghiệp Việt Nam nên đặc biệt quan tâm nếu muốn mở rộng địa bàn, quy mô hoạt động - số liệu về xu hướng - quy mô và cơ hội kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử tại một số nước trong khu vực ASEAN:

Malaysia

5 thành phố lớn nhất (theo dân số): Kuala Lumpur, Johor Bahru, Ipoh, Shah Alam và Petaling Jaya

GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương PPP năm 2017 dự kiến là 25.920 USD và năm 2020 là 28.562 USD

Dân số dùng internet 20,6 triệu, người dùng điện thoại thông minh 10,1 triệu

Quy mô thương mại điện tử năm 2015 là 1,3 tỷ USD, số người mua hàng trực tuyến là 16 triệu

Đứng thứ 3 châu Á về tốc độ tăng trưởng mua sắm trên di động (tăng trưởng hơn 20% từ 25,4% năm 2012 lên 45,6% năm 2014)

Các loại nội dung quảng cáo có khả năng phù hợp nhất: tình huống thực tế (51%), theo định hướng giá trị (49%), dành cho gia đình (47%) và chủ đề sức khỏe (43%)

Phương thức thanh toán trực tuyến được sử dụng: ngân hàng trực tuyến (42%), Visa (34%), MasterCard (6%)

Hoạt động trên Facebook của người Malaysia: 75% người thích trang Facebook của doanh nghiệp, 87% người thích trang Facebook của thương hiệu để tìm hiểu thông tin hữu ích và 81% người thích trang Facebook của thương hiệu để nhận thông tin độc quyền hoặc thông tin nội bộ.

Cơ hội kinh doanh thương mại điện tử tại ASEAN

Thái Lan

5 thành phố lớn nhất (theo dân số): Bangkok, Nonthaburi, Nakhon Ratchasima, Chiang Mai và Hat Yai

Dự kiến GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương PPP năm 2017 là 14.888 USD, năm 2020 là 15.892 USD

Quy mô thương mại điện tử năm 2013 là 0,9 tỷ USD, số người mua hàng trực tuyến là 14 triệu

Dân số dùng internet 26 triệu, người dùng điện thoại thông minh 10,1 triệu người

¼ người Thái nói rằng việc mang thiết bị đeo giúp họ cảm thấy “đẳng cấp”.

Hoạt động của người Thái Lan trên Facebook: 77% người thích trang Facebook của thương hiệu, 92% thích trang của thương hiệu vì họ quan tâm đến sản phẩm của thương hiệu đó, 68% nói rằng họ xem/tìm kiếm thông tin trên Facebook trước khi mua gì đó

Khảo sát những người trong độ tuổi 18 - 54 sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hoặc máy tính xách tay ít nhất một lần mỗi tuần ở Úc, Thái và Đài Loan (thực hiện tháng 10 – 11/2015) cho thấy, hơn 95% người Thái sử dụng tối thiếu 2 thiết bị và 1/3 sử dụng 3 thiết bị: điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính hoặc máy tính xách tay. Lý do: nhiều thiết bị cho phép họ tiếp cận nhiều cơ hội giáo dục hơn (67%) và đưa ra quyết định thông minh hơn (52%). 79% người dùng nhiều thiết bị ở Thái Lan nói rằng họ sử dụng điện thoại thông minh đến 9 giờ sáng.

Cơ hội kinh doanh thương mại điện tử tại ASEAN

Philippines

5 thành phố lớn nhất (theo dân số): Quezon, Manila, Caloocan, Davao và Cebu

Dự kiến GDP bình quân đầu người theo phương pháp sức mua tương đương PPP năm 2017 là 7.644 USD, năm 2020 là 9.307 USD

Quy mô thương mại điện tử năm 2015 là 1 tỷ USD, số người mua hàng trực tuyến là 25 triệu

Dân số dùng internet 53,7 triệu, người dùng điện thoại thông minh 26,2 triệu

Đặc biệt, có 52% người chơi điện tử trên điện thoại di động và 56% người chơi điện tử trên máy tính bảng là nữ

95% người Philippines sử dụng mạng xã hội Facebook. 87% người được khảo sát thích trang Facebook của doanh nghiệp, 86% thích trang Facebook của thương hiệu để nhận thông tin độc quyền, 96% thích trang Facebook của thương hiệu để tìm hiểu thông tin hữu ích. 62% nghe tin lần đầu về bộ phim, album, sách, lễ hội, sự kiện hoặc chương trình mới trên Facebook. 70% đã xem hoặc tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Facebook.

Phương thức thanh toán trực tuyến được sử dụng: 43% MasterCard, 27% Visa, 17% ví điện tử.

B. Trâm
Nguồn Doanh Nhân Sài Gòn