Điểm lại những seminar nổi bật tại Spikes Asia 2016 (Phần 2)
Là một trong những sự kiện nổi bật nhất của ngành quảng cáo sáng tạo tại Châu Á, Spikes Asia 2016 đã khép lại vào ngày 23/09. Tuy nhiên, những buổi hội thảo, những chủ đề được bàn luận tại đây thật sự là những điểm nhấn không thể bỏ qua.
Hãy cùng xem lại những seminar nổi bật trong 3 ngày hội nghị diễn ra.
Ngày 2:
Vai trò của sự cải tiến trong thị trường bị thúc đẩy bởi công nghệ mới
Rana Wehbe - Senior Digital Editor, Asia Forbes Media
Hai nhà khởi nghiệp trẻ đến từ danh sách “30 under 30” do tạp chí Forbes bình chọn đã lên sân khấu để chia sẻ những suy nghĩ của họ về thị trường điện tử tiêu dùng hiện nay, cách họ nhìn nhận sự sáng tạo và cải tiến đã đóng vai trò như thế nào trong thành công của họ.
Theo như cô Valenice Balace, Founder và CEO của Peekawoo, một ứng dụng hẹn hò ở Philipines, người ta thường nghĩ đến những trang web hẹn hò như là một nơi để “tìm chồng nước ngoài”.
Balace đã vì vậy rất thận trọng với chiến lược xây dựng thương hiệu. “Chúng tôi tổ chức những sự kiện speed-dating (hẹn hò nhóm) và tổ chức những buổi dạy trang điểm khi hẹn hò, để xây dựng thương hiệu của chúng tôi”. Cô cũng chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã nhờ những anh em họ của mình để trở thành nhân vật chính của những sự kiện này. Những nhà hàng tổ chức sự kiện của chúng tôi cũng đã không thu phí và SEO không hiệu quả với thị trường như Philippines, đặc biệt là đối với những sản phẩm như của chúng tôi”.
Còn về Hà Lâm, Đồng sáng lập của Triip.me, một ứng dụng đến từ Việt Nam cho phép kết nối khách du lịch với những hướng dẫn viên địa phương trên 98 quốc gia, đam mê đó đã thôi thúc cô ấy được thành lập công ty. Sau khi gọi vốn thất bại vào năm 2013, cô ấy đã bán nhà và sử dụng số tiền đó để xây dựng công ty. May mắn đã tìm đến cô vào năm 2014, sau khi sử dụng ứng dụng triip.me, một “nhà đầu tư thiên thần” đã đến và đưa ra lời đề nghị đầu tư.
Cô chia sẻ: “Chúng tôi đã thật sự may mắn khi có được một nhà đầu tư người thật sự hiểu được nền công nghiệp du lịch. Chúng tôi càng may mắn hơn khi họ đã thử thách chúng tôi chứ không phải là gây ra áp lực.”
Trải nghiệm VR (thực tế ảo) thực tế
Anathea Ruys - Head of Fuse, Asia Pacific Omnicom Media Group
“Các game thủ sẽ là người thử nghiệm thực tế ảo (VR ) và là động lực chính góp phần giúp cho thực tế ảo trở nên phổ biến”, bà Ruys cho biết. Do đó, các thương hiệu cần phải vào cuộc ngay bây giờ để tiếp cận với VR và tìm ra cách làm thế nào để VR phù hợp với mục tiêu của họ, hoặc là bỏ lỡ nó bởi vì nó đang phát triển với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng.
Một số thông tin được được dự đoán nhanh:
- Con số 3 triệu thiết bị hiện tại sẽ tăng lên 30 triệu vào năm 2020.
- Một ngành công nghiệp 1 tỉ USD đã sẵn sàng, giá trị của phần cứng sẽ vượt xa giá trị phần cứng TV trong vòng 5 năm tới.
“Cũng giống như cách internet đã phổ cập kiến thức, VR sẽ dân chủ hóa trải nghiệm”, bà Ruys chia sẻ. Đối với ứng dụng trong marketing, bà Ruys mô tả bốn lĩnh vực chính:
Tái tạo trải nghiệm: Tái tạo ra những trải nghiệm dĩ nhiên là một ứng dụng hiển nhiên để nói về VR. Nhưng bà Ruys chỉ ra một điều quan trọng. “Mặc dù trải nghiệm thực tế ảo thực chất vẫn là ảo, nhưng đó thật sự là cách tốt để khơi gợi những mong muốn”, bà chia sẻ. Một ví dụ điển hình trong nền công nghiệp du lịch, trải nghiệm thực tế ảo giúp tăng đến 190% doanh số.
Đại diện: Không hẳn là các đại diện bán hàng trực tiếp, mà là về “đại diện cho thương hiệu như những biểu tượng mà người trẻ năng động muốn được trở thành”. Bà Ruys cũng lấy North Face của Hàn Quốc làm ví dụ minh họa (xem bên dưới).
Tiếng vang: “Xây dựng sự đồng cảm bằng cách sử dụng VR là một cách vô cùng hiệu quả để sử dụng công cụ này, bởi vì khi bạn đặt mình vào trường hợp của ai đó, bạn sẽ rất nhanh chóng hiểu được cuộc sống họ”, bà Ruys lấy ví dụ về nỗ lực của Unicef để truyền bá nhận thức về cuộc khủng hoảng tị nạn của người Syria.
Giải thưởng: Bà Ruys mô tả quy mô lợi ích rõ ràng giữa việc đưa cho khách hàng một tấm vé hòa nhạc với việc cho phép nhiều khách hàng truy cập không giới hạn khi trải nghiệm một buổi hoà nhạc thông qua VR. Và không chỉ có vậy, một buổi trải nghiệm hòa nhạc mà người xem ngồi ngay trên sân khấu với các nghệ sĩ biểu diễn, chứ không phải ngồi xa hàng chục mét.
Những trải nghiệm sáng tạo trên di động: “Thế hệ luôn kết nối”
Brian Wong - Founder và CEO, KIIP
Trong suốt bài trình bày của mình, ông Wong đã chia sẻ với những người tham dự rằng: “khoảnh khắc” là thước đo những kết nối.
“Sự kiện (mục đích/hành động) + bối cảnh (thiết bị/thời gian/địa điểm) = Khoảnh khắc.”
“Có khoảng cách khá lớn trong con số 22 triệu USD, giữa thời gian mà người dùng dành cho các thiết bị và chi tiêu quảng cáo của các thương hiệu.”
"Mọi người làm được rất nhiều thứ trên điện thoại của họ, và cơ hội kiếm tiền trên di động mới chỉ dừng ở mức độ nội dung, chứ chưa tận dụng được hết các tính năng mà di động có thể làm được.”
Kiip là một nền tảng giải thưởng trên di động, thưởng cho người sử dụng những món quà thực tế do thương hiệu tài trợ, hoặc tiền ảo khi người dùng thực hiện hành động gì đó trong app được yêu cầu, như khi vượt qua được một mốc cố định trong một trò chơi hoặc thực hiện một kỷ lục mới trong ứng dụng chạy bộ.
Những kỉ lục Guinness Thế giới
Samantha Fay - SVP Global Brand Strategy
Nadine Causey - SVP APAC, EMEA
Hai vị diễn giả đã chia sẻ những chiến dịch nổi bật từ các thương hiệu ở Châu Á. Những chiến dịch đó rất sáng tạo, đã phá vỡ nhiều kỉ lục và thu hút được người xem. Fay và Causey thôi thúc các nhãn hàng và các agency hãy nghĩ ra nhiều cách khác biệt để dùng những kỉ lục được phá vỡ đó tăng tính hiện diện trong khu vực và trên quốc tế.
Một chiến dịch ưa thích của chúng tôi là của LG, công ty này đã hợp tác với kiến trúc sư Bryan Berg để xếp một ngôi nhà làm bằng những lá bài trên một máy giặt đang chạy. Ngôi nhà được xếp bằng lá bài được xây dựng trên đỉnh chiếc máy giặt LG Centum với tốc độ quay vắt là 1.000 RPM (1.000 vòng quay trong 1 phút). Tác phẩm của Berg cao 3,3 mét, và được lấy mẫu từ một ngôi nhà 48 tầng.
Kỉ lục này đã tiếp cận đến 2 triệu người và thu hút được 407.000 lượt xem trên trang Facebook GWR. Nó cũng đạt được 60.000 lượt xem trên kênh YouTube của GWR và 100 triệu lượt xem tổng cộng toàn cầu. Đáng chú ý, clip này cũng đạt được 3,5 triệu lượt chia sẻ trên mạng xã hội.
“LG đã chấp nhận sự sáng tạo mạo hiểm và được đền đáp như mong đợi”, bà Fat nói.
Đam mê sẽ thúc đẩy tài năng
Matt Eastwood - Worldwide CEO, J. Walter Thompson
Trong phần mở đầu ngày 2, Eastwood đã liệt kê một vài ví dụ của những người nổi tiếng vòng quanh thế giới, những người sống nhiều ở nhiều nơi khác nhau để làm minh chứng cho sức mạnh của sự đam mê.
Ông giải thích thêm rằng khi ông tuyển một người, ông chỉ tìm kiếm ở họ sự đam mê. “Tôi đã làm rất nhiều cuộc phỏng vấn và tuyển dụng. Tôi không yêu cầu ở họ sự thông minh, thư giới thiệu, dòng dõi gia đình hay họ có thích hợp với người phỏng vấn hay không? Tôi tìm kiếm ở họ niềm đam mê. Đam mê là thứ đánh thức một người thức dậy mỗi ngày. Bạn phải hi sinh vì nó. Đam mê đó có thể là những chiếc xe hơi, những chú mèo con hay bất cứ thứ gì, nhưng điều quan trọng là những người dành nhiều đam mê về một thứ có thể sẽ đam mê hơn những người khác, Tôi không thể dạy cho bạn sự đam mê. Đam mê cho bạn động lực để học hỏi. Đó là một ngọn lửa luôn cháy trong bạn để giúp bạn thành công”.
Ông đã làm rõ quan điểm của mình với một clip của nam diễn viên Will Smith giải thích cách anh ấy không thích phải làm việc quá tải bởi bất cứ ai, ông thà chết còn hơn bị làm việc quá tải.
Xem lại Ngày 1
Xem tiếp Ngày 3
Huỳnh Ngọc / Brands Vietnam
Nguồn Campaign Asia