Người dùng ưa chuộng mobile banking không cần Internet

Theo khảo sát của Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), năm 2015 có khoảng 3 triệu người giao dịch qua mobile banking, với tốc độ tăng trung bình hàng năm 20-30%.

Những năm trước đây, hệ thống Internet banking giúp người dân tiết kiệm thời gian, thủ tục và chi phí khi không phải tới tận nơi nộp tiền ở ngân hàng hay ra máy ATM. Tuy nhiên, mỗi lần giao dịch, khách hàng gặp bất tiện khi phải thực hiện trên trình duyệt. Bên cạnh đó, máy tính bắt buộc phải kết nối Internet, điện thoại phải có 3G/Wi-Fi và người dùng phải mua thêm token key (nếu muốn).

Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh của người dùng, mobile banking ra đời vào năm 2010, khai thác nền tảng trên thiết bị di động. Tỷ lệ số gia đình sử dụng thiết bị di động để giao dịch ngân hàng năm 2010 là 14%, đến năm 2013 con số này lên đến 41%.

Người dùng ưa chuộng mobile banking không cần Internet

Mobile banking giúp tiết kiệm thời gian khi thực hiện giao dịch ngân hàng.

Đến nay, kênh giao dịch này được thúc đẩy mạnh mẽ theo sự tăng lên của thiết bị di động và đem lại nhiều lợi ích với ngân hàng và người dùng. Theo báo cáo Mobile Banking năm 2015 của KPMG, kênh mobile giúp ngân hàng tiết kiệm đến 43 lần so với một chi nhánh, 13 lần so với call center, 13 lần so với ATM và 2 lần so với Internet banking. Giao dịch qua di động thuận tiện và đa dạng lựa chọn. Người dùng có thể sử dụng theo 3 cách: nhắn tin SMS, ứng dụng smartphone hoặc kênh USSD của nhà mạng (ví dụ như *123#).

Bên cạnh dịch vụ mobile banking do chính các ngân hàng phát triển còn có sự tham gia của các nhà mạng viễn thông (ví dụ như Viettel với dịch vụ BankPlus). Hiện BankPlus có 2 kênh giao dịch chính là bấm gọi *123# (không cần Internet, chỉ cần sóng di động) hoặc tải ứng dụng cho smartphone. Các giao dịch của Bankplus được bảo mật bằng mã PIN cá nhân của khách hàng và mã xác thực OTP hiển thị ngay trên màn hình di động (không có khả năng lưu trữ như OTP gửi qua SMS). Với mobile banking, người dùng có thể thực hiện được các giao dịch như chuyển khoản, nạp thẻ điện thoại, trả tiền điện, nước, truyền hình cáp…

Người dùng ưa chuộng mobile banking không cần Internet

Dịch vụ này được các gia đình ưa chuộng, thể hiện qua tỷ lệ sử dụng tăng lên mỗi năm.

Anh Phan Tiến Dũng, Công ty dịch vụ Nam Bắc Á, Hà Nội, cho biết: ”Tôi thích sự đơn giản và đề cao sự an toàn khi giao dịch. Hàng ngày, không cần dùng smartphone hay Internet tôi vẫn chuyển khoản cho khách hàng, mọi thời điểm trong ngày”.

Dịch vụ này được các gia đình ưa chuộng, thể hiện qua tỷ lệ sử dụng tăng lên mỗi năm.

Theo khảo sát của tờ The Economist (năm 2014), có đến 82% ngân hàng bán lẻ trên thế giới đồng ý rằng, trong 5 năm tới, các thiết bị di động sẽ trở thành kênh giao dịch chính cho những người trẻ, là khách hàng tiềm năng của các ngân hàng. Chính vì vậy, dù ra đời sau nhưng mobike banking là kênh giao dịch có tốc độ phát triển nhanh và tiềm năng lớn trong thời gian sắp tới.

Giang Hoàng Nhơn
Nguồn Zing News