Bạn là một Art Director hay là một “chú ong thợ” chăm chỉ?
Vào cuối tháng 6 vừa qua, một đoạn video đã lan truyền trên mạng xã hội và gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Đoạn video nói về những cách tiếp cận mới trong tư duy đào tạo thiết kế.
Trong đó, Chris Do, người sở hữu Blind Studio có lịch sử 20 năm và là Co-founder của The Skool đã trò chuyện cùng với Allison Goodman và Petrula Vrontikis – 2 giảng viên của Art Center về những vấn đề cơ bản phải đối mặt với nền giáo dục thiết kế đương đại.
Hãy xem qua đoạn video nàyđể có thể hiểu rõ về cuộc phỏng vấn này nhé!
Chris thảo luận thẳng thắn rất nhiều chủ đề, nhưng chúng tôi muốn tập trung vào những vấn đề gây tranh cãi nhất, để anh có cơ hội làm rõ quan điểm của mình.
* Nói về Art Director, anh có nghĩ rằng một Art Director giỏi nhất phải là những người đã có một khoảng thời gian làm việc chăm chỉ như một “người thợ” từ năm này đến năm khác không?
Điều này không thực sự cần thiết. Có vẻ như những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thường có xu hướng trở thành Art director. Nhưng tôi không nghĩ tuổi tác, kinh nghiệm hoặc số năm làm việc lại là tiêu chuẩn để một ai đó có thể trở thành Art Director.
Với tôi, một Art Director có những trách nhiệm rất khó khăn (cho dù làm việc với khách hàng hay với một giám đốc sáng tạo) để giải mã những nhu cầu của khách hàng. Việc này có thể thông qua script, brief hoặc trò chuyện để hiểu mục đích thiết kế và truyền thông là gì. Bạn có thể giải đáp điều này cho khách hàng, lấy được lòng tin của họ và giành được dự án trong một cuộc pitching căng thẳng.
Có rất nhiều những kỹ năng cần thiết như kỹ năng thiết lập mối quan hệ hoặc kỹ năng mềm để làm điều này. Họ phải chứng minh năng lực đặt ra những câu hỏi đáng chú ý, không gây cản trở, lắng nghe một cách chăm chú, phân tích giữa mong muốn và nhu cầu, chuyển đổi những ngôn ngữ mơ hồ (ví dụ như “cool”, “organic”, “epic”) sang một ngôn ngữ tượng hình hơn. Đây là thách thức đầu tiên và không phải ai cũng thích hợp để làm điều này.
Các huấn luyện viên tốt nhất không hẳn đã từng là những vận động viên tốt nhất.
Thứ 2, một art director là người có thể chọn được một team tốt nhất gồm các designers và animators để triển khai dự án nhận được với một ngân sách và lịch trình cụ thể. Họ cần phải truyền đạt mục tiêu với team của mình, định hướng lại cho họ khi họ đi chệch hướng, quản lý tính cách, tinh thần của họ và giữ cho dự án đúng tiến độ. Đôi khi, họ cần phải hướng dẫn các thành viên của mình và giúp team vượt qua những rào cản sáng tạo.
Cuối cùng, họ cần phải đập tan những nhiệm vụ khó khăn thành từng phần nhỏ được quản lý và phân chia công việc cụ thể để các thành viên có thể đóng góp và chia sẻ khối lượng công việc.
Cũng giống như tuổi tác không phải là thước đo cho sự trưởng thành, tôi không nghĩ việc có nhiều thời gian làm việc mang lại cho người ta cơ hội lớn hơn để trở thành một Art Director giỏi. Đây là một bộ kỹ năng hoàn toàn khác. Đó là lý do tại sao các huấn luyện viên tốt nhất không hẳn đã từng là những vận động viên tốt nhất.
* Tôi muốn hỏi anh một câu hỏi tương tự. Liệu có phải rằng kinh nghiệm làm việc như một designer hay một animator sẽ tác động đến năng lực của anh về việc quản lý trang web số một về đồ họa chuyển động ?
Tôi không chắc liệu đây có phải là một câu hỏi tu từ hay không nhưng tôi sẽ trả lời. Tôi nghĩ thực tế mà tôi đả trải qua suốt 15 năm tự tay làm mọi thứ (và vẫn còn tiếp tục cho đến tận bây giờ) chắc chắn đã có một tác động tích cực đến Motionographer.
Là một nhà sản xuất (mặc dù cũng không tiếng tăm gì), tôi có một tình yêu đích thực cho các công việc thủ công. Mỗi tác phẩm mà chúng tôi không đăng tải đều khiến tôi áy náy. Vì tôi biết rằng chúng cần rất nhiều tài năng và nỗ lực, ngay cả những sáng tạo đơn giản nhất. Đó là sự đồng cảm bền vững, là những gì khiến cho Motionographer khác so với những website khác.
* Trở lại với đoạn video, trong khoảng 8 phút, bạn so sánh giữa designers/makers với bricklayers (thợ). Thuật ngữ “thợ” có thể khiến một số người trên mạng xã hội khó chịu. Tại sao bạn lại nghĩ như vậy?
Tôi đã không nói như vậy nếu như tôi nghĩ điều này gây khó chịu cho nhiều người. Tôi chỉ cố gắng để làm rõ điều này.
Theo như sự suy đoán của tôi thì người ta khó chịu là vì họ phân biệt rõ ràng giữa nghệ thuật, tư duy, sự đào tạo...v…v… của việc trở thành một designer/artist chuyên nghiệp và của một người thợ (thợ xây chẳng hạn). Tôi thì không như vậy.
Trở lại những năm 90, khi tôi còn đi học, các bạn cùng lớp của tôi thường mong muốn học ở những trường thiết kế hơn vì nó trông có vẻ danh tiếng. Tôi không cảm thấy khó chịu vì điều này vì nó khá phổ biến. Chúng tôi đã không ảo tưởng về những điều mà chúng tôi học và làm.
Tôi chưa bao giờ tự nhận mình là một nghệ sỹ. Tôi phân biệt rõ ràng giữa một designer được thuê để làm tác phẩm đó khác với việc tạo ra nghệ thuật là một phương tiện để thể hiện bản thân. Cá nhân tôi không thấy nhiều sự khác biệt giữa một nhóm các chuyên gia sáng tạo so với những người khác.
Một người thợ, một nhà sản xuất tủ, đầu bếp, người chế tạo thủy tinh và designer đều giống như tôi. Họ đều phải luyện tập, học hỏi và trở nên lành nghề để trở thành nghệ nhân của một lĩnh vực cụ thể. Khi tôi làm một việc gì đó mà không thấy được bản thân. Không thấy có vấn đề gì cả. Điều đó có nghĩa là công việc này không dành cho tôi.
Thế giới đã thay đổi, vậy chúng tôi có nên thay đổi không?
Tôi thích thú trong việc giải quyết vấn đề, chứ không phải là đồ họa. Tôi phát triển sự nghiệp của mình bằng việc giúp cho công việc kinh doanh của người khác phát triển.
Vì vậy, tôi bắt đầu tập trung vào những điều mà không ai trong công ty có thể làm, bao gồm phát triển kinh doanh, diễn thuyết trước công chúng, viết và lên kế hoạch cho tương lai.
* Để ý một chút vào đoạn video, có vẻ như bạn đang cho rằng có một lựa chọn khác cho những người muốn tập trung vào kinh doanh. Nhưng thực ra cách mà bạn đề cập đến nó, nghe có vẻ như là một việc đáng lẽ ra phải như vậy thay vì chỉ học để biết.
Quan điểm của tôi là, chúng ta nên tạo ra không gian cho những tư duy khác nhau trong giáo dục thiết kế.
Có nghĩa lý gì nếu như tất cả giảng viên đều có cùng triết lý, phương pháp giảng dạy và ứng dụng thiết kế? Làm thế nào để hệ thống giáo dục của chúng ta thích nghi với sự thay đổi của thế giới? Giảng viên và nhà trường có trách nhiệm gì đối với sinh viên trong việc chuẩn bị cho họ một cuộc sống sáng tạo, lâu dài, bền vững. Có phải chúng ta đang nhìn vào thực tế
Tôi có một lời biện hộ nhiệt tình với tất cả những ai đang lắng nghe và cùng trong một hoàn cảnh; để tác động, để trang bị cho những sinh viên của tương lai nhiều công cụ cạnh tranh trong thế kỉ 21, thị trường toàn cầu.
Nếu có một sinh viên thể hiện thế mạnh đặc biệt vượt ra khỏi giới hạn bình thường, liệu chúng ta có nên tìm cách giúp đỡ em ấy hơn là trừng phạt? Phải chăng chúng ta nên trau dồi thế mạnh của em ấy hơn là nói với em ấy hãy trở nên bình thường, hãy sống với điểm yếu của mình?
Nếu bạn hỏi tôi sẽ trả lời rằng, tôi phản đối cách suy nghĩ như vậy. Tôi rất tin tưởng vào việc “tập trung tất cả vào thế mạnh của mình và quên đi những điểm yếu”. Là một tổ chức sáng tạo có uy tín, tại sao chúng tôi không tiên phong mở rộng bao gồm các khóa học và lãnh đạo, quản lý, lý thuyết kinh doanh, kỹ năng hùng biện và tư duy thiết kế? Thế giới đã thay đổi, vậy chúng tôi có nên thay đổi không?
* Bạn có muốn bổ sung thêm điều gì khác không?
Một số người thực sự khó chịu, tôi hiểu lý do vì sao. Chúng ta dường như đang ở trên bờ vực của sự suy giảm thiết kế chuyển động. Các dự án ngày càng ít hơn và nhỏ hơn. Khách hàng của chúng tôi yêu cầu nhiều hơn nhưng chỉ có 25% ngân sách từ một vài năm trước đây. Lợi thế thuộc về phía họ vì sự mất cân bằng giữa cung và cầu.
Chúng tôi có thể phàn này về điều này. Chúng tôi có thể thử nhân đôi những chiến lược giống nhau. Chúng tôi có thể tìm kiếm thị trường ngách để ứng dụng tài năng của mình.
Nhưng tôi đề nghị rằng chúng tôi phải thiết kế giải pháp riêng cho vấn đề. Liệu chúng tôi có thể áp dụng cùng một tư duy sáng tạo mà chúng tôi bán cho khách hàng của mình, áp dụng nó cho chính mình và cho ngành công nghiệp của chúng tôi không? Tôi nghĩ là có thể.
Câu trả lời tùy thuộc vào từng cá nhân. Nhưng câu trả lời của tôi là khuyến khích mọi người suy nghĩ nhiều hơn về mức độ kinh doanh. Ngưng việc tìm một dự án mà hãy tạo ra dự án đó. Xây dựng khán giả xung quanh những niềm tin phổ biến, chia sẻ các giá trị và đòn bẩy để tạo ra tương lai tài chính của bạn.
Justin Cone / Motionographer (Biên dịch: Trang Đài)
Nguồn RGB.vn