5 cách người tiêu dùng kết nối với cửa hàng thông qua mua sắm trên thiết bị di động

Dù bạn là một thương hiệu lớn trên toàn cầu hay một cửa hiệu nhỏ tại địa phương, việc mọi người đều sử dụng các thiết bị di động đang dần thay đổi hành vi của khách hàng bên trong và ngoài cửa hàng bạn.

Tại bài viết này, chúng tôi chia sẻ cho bạn 5 cách thấu hiểu mà các thương hiệu dùng để kết nối với mọi người trong thời gian thực, qua từng khoảnh khắc nảy sinh ra nhu cầu (Micro-moments) của họ.

Việc mua sắm qua Smartphone hiện đã đạt được một số cột mốc đáng chú ý. Một thống kê của dữ liệu Google cho thấy: Lượng tìm kiếm liên quan đến mua sắm qua thiết bị di động đã tăng 120% trong năm vừa qua. 1 Với sự tăng trưởng này, các cửa hàng bán lẻ nhận ra rằng thiết bị di động nắm một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mọi người đến mua sắm tại cửa hàng. Ngày nay khách hàng đều thông qua Smartphone trong từng khoảnh khắc nảy sinh ra nhu cầu của họ, từ khoảnh khắc Tôi-muôn-biết cho đến khoảnh khắc Tôi-muốn-mua (và quan trọng hơn là Tôi-muốn-tiếp-tục-mua).

Những khoảnh khắc này là một cơ hội rất lớn đối với các thương hiệu. Bởi qua thiết bị di động, các Marketer sở hữu một sức mạnh độc đáo để làm cho thông điệp marketing phù hợp với tín hiệu của những ý định cũng như bối cảnh hơn. Họ đang tìm kiếm điều gì? Hiện giờ họ đang ở đâu? Những tuýp người nào đang mua sắm? Với thiết bị di động, các Marketer có thể biết được điều đó.

5 cách người tiêu dùng kết nối với cửa hàng thông qua mua sắm trên thiết bị di động

Dữ liệu tìm kiếm gần đây của Google và dấu hiệu gắn kết của bên thứ ba đã cho chúng ta những hiểu biết mới về cách mà các nhà Marketer tương tác với người mua sắm qua Micro-moments của họ. Sau đây là những gì chúng tôi thu được trong thời gian gần đây:

1. Việc mua sắm qua Smartphone đã tạo nên một "cánh cửa dẫn đến cửa hàng” mới

Đó là cụm từ mà nhà bán lẻ khổng lồ Target hiện đang sử dụng sau khi biết rằng ba phần tư khách hàng của mình bắt đầu cuộc mua sắm qua thiết bị di động, và một phần ba những khách hàng đã nhấp chuột vào quảng cáo trên di động đều đến cửa hàng Target. Tương tự, công ty viễn thông Sprint nhận ra rằng cứ bốn người nhấp chuột vào quảng cáo của họ trên di động thì có một người đến cửa hàng bán lẻ của Sprint.

2. Người tiêu dùng đang thiếu thông tin tại địa phương nơi mình ở hơn bao giờ hết

Lượng tìm kiếm trên Google với từ khóa "ở gần tôi” đã tăng 2,4 lần qua từng năm. 2 Trong thực tế, theo một nghiên cứu cho thấy, có 50% khách hàng từng tham khảo việc tìm kiếm thông tin tại địa phương qua Smartphone sẽ đến một cửa hàng trong một ngày, và có tới 18% trong số họ mua hàng.

5 cách người tiêu dùng kết nối với cửa hàng thông qua mua sắm trên thiết bị di động

82% người mua hàng nói rằng họ từng tham khảo trên điện thoại khi vào mua tại một cửa hàng.

3. Những quảng cáo hiển thị lượng hàng còn trong kho sẽ tác động người mua sắm đi đến cửa hàng

Một trong bốn người từng tránh việc đến cửa hàng thừa nhận rằng lý do là vì họ không biết liệu sản phẩm đó còn bán hay không. 4 Nếu bạn là nhà bán lẻ theo mô hình Omni-Channel (mô hình tiếp thị và bán lẻ tất cả trong một), việc thể hiện cho khách hàng thấy lượng hàng còn trong kho quyết định đến một nửa cuộc chiến. Sau khi áp dụng Bảng quảng cáo hàng tồn kho tại địa phương (bảng thể hiện lượng hàng còn trong kho trực tuyến cho người tìm kiếm online), cửa hàng Sears Hometown và Outlet đã tăng 122% khách đến cửa hàng. Hơn nữa, Bảng quảng cáo này mang đến 8$ cho mỗi 1$ mà cửa hàng đầu tư.

4. Những chiếc Smartphones là cố vấn mới khi mua sắm tại một cửa hàng

82% người mua hàng thừa nhận rằng họ từng tham khảo trên điện thoại khi đến một cửa hàng. 5 Ngạc nhiên hơn, cứ bốn khách hàng thì có một người thay đổi ý định danh sách mua hàng trong khi đang tra cứu thông tin trên Smartphone. 6 Nhãn hàng chăm sóc sắc đẹp Sephora luôn là người đi đầu khi dùng các tương tác qua điện thoại di động như một cơ hội lớn: Họ khuyến khích người tiêu dùng quét ứng dụng di động của Sephora vào các sản phẩm để nhận được những đánh giá, xếp hạng và các thông tin quan trọng về sản phẩm đó.

5 cách người tiêu dùng kết nối với cửa hàng thông qua mua sắm trên thiết bị di động

5. Những khách hàng Omni-Channel thì mua sắm nhiều hơn

Theo MasterCard, những khách hàng mua sắm vừa qua trực tuyến vừa qua trực tiếp tại cửa hàng thì thanh toán nhiều hơn 250% so với mức trung bình. Macy phát hiện ra rằng khách hàng của Omni-Channel có giá trị mua sắm cao gấp 8 lần so với những người chỉ mua tại một Channel đơn lẻ.

Tóm lại, những con số thống kê nói rằng dù bạn là một thương hiệu nổi tiếng trên toàn cầu hay một cửa hiệu tại địa phương, điện thoại di động đang thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Đúng vậy, việc cửa hàng bạn xuất hiện trên điện thoại di động là một điều rất cần thiết. Nhưng điều càng quan trọng hơn đó là tạo nên những trải nghiệm phong phú để kết nối cửa hàng bạn với các Micro-moments của khách hàng – và thúc đẩy họ tiếp tục mua sắm vào lần sau.

Nguồn tham khảo:
1. Google global search data, Tháng 11 Năm 2014 – Tháng 10 Năm, theo định nghĩa bởi tìm kiếm kích hoạt quảng cáo mua sắm.
2. GoogleTrends, Tháng 8 Năm 2015 và Tháng 8 năm 2014, U.S.
3. Google/Ipsos, "Understanding Consumers’ Local Search Behavior" study, United States, Tháng 5 Năm 2014
4. Google, Ipsos MediaCT and Sterling Brands, Digital Impact on In-Store Shopping, published on Think with Google, Tháng 5 Năm 2014.
5. Google/Ipsos, "Consumers in the Micro-Moment" study, Tháng 3 năm 2015, U.S, dựa trên người dùng Internet.
6. Google Consumer Survey, Tháng Tư Năm 2015, U.S.

Matt Lawson / Think with Google (Tâm Nguyễn Biên dịch)
Nguồn Digitalk