[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 11: Quy luật triển vọng

Rượu là chất kích thích hay chất ức chế hoạt động? Nếu bạn bước vào một trong hầu hết các quán rượu, nhà hàng vào một tối thứ sáu sau giờ làm việc, bạn chắc chắn rượu là một chất kích thích. Tiếng ồn ào và cười đùa là những bằng chứng mạnh mẽ nhất. Còn vào lúc 4 giờ sáng thì sao? Khi bạn nhìn thấy một vài vị khách say khướt ngủ trên lề đường, bạn sẽ lại nghĩ rằng rượu là chất ức chế hoạt động.

Về phương diện hóa học, rượu là một chất làm giảm hoạt động của cơ thể và trí óc mạnh nhất. Nhưng trong một lúc, để giảm đi sự ức chế của con người, rượu có tác dụng như một chất kích thích.

Trong tiếp thị cũng xảy ra những hiện tượng tương tự. Hậu quả về lâu dài thường ngược hẳn hiệu quả ngắn hạn.

Hiệu quả tiếp thị chỉ đạt được qua một khoảng thời gian.

Doanh số bán ra của một công ty tăng hay giảm công cuộc kinh doanh? Rõ ràng là trong ngắn hạn, gia tăng doang số bán ra làm thúc đẩy công cuộc kinh doanh. Nhưng có nhiều, rất nhiều bằng chứng cho thấy doanh số bán ra làm giảm công cuộc kinh doanh của một công ty về lâu dài, bởi vì khách hàng được chỉ cho biết là đừng mua theo giá bình thường.

Bên cạnh sự kiện cho khách hàng biết rằng họ có thể mua một thứ nào đó với giá rẻ hơn; một đợt bán hạ giá còn nói gì với khách hàng? Nó nói rằng giá bình thường của bạn quá cao. Sau đợt khuyến mãi giảm giá chấm dứt, khách hàng có khuynh hướng tránh mua ở các tiệm có tiếng là hay bán giảm giá.

Để duy trì số bán các hàng bán lẻ nhận thấy hầu như họ phải liên tục bán giảm giá. Không phải là chuyện lạ khi đi qua một dãy phố bán lẻ ta tìm thấy cả chục tiệm với cửa kính được trang trí bằng biển giảm giá.

Việc bớt tiền cho khách mua ô tô có làm tăng doanh thu không? Còn số tiền được bớt gia tăng trùng hợp với con số xe bán giảm đi. Doanh số bán xe ở Mỹ giảm liên tiếp trong 5 năm.

Hãng bàn ghế lớn nhất New York là Seamans có chương trình bán giảm giá hàng tuần và Seamans vừa bị phá sản.

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 11: Quy luật  triển vọng

Không có bằng chứng nào cho thấy việc bán giảm giá tăng doanh số về lâu dài. Nhiều công ty nhận ra là họ bán giảm giá 3 tháng một lần chỉ giữ cho doanh số không giảm đi mà thôi. Ngay khi họ ngưng bán giảm giá, doanh số lập tức tụt xuống.

Nói cách khác, bạn duy trì việc bán giảm giá không phải là để tăng doanh số mà chỉ để cho doanh số đừng tụt xuống một khi bạn ngừng giảm giá. Bán giảm giá có tác dụng như một loại thuốc uống. Bạn tiếp tục làm bởi vì nếu ngưng thuốc thì quá đau.

Bất cứ hình thức bán giảm giá nào như phiếu giảm, khấu trừ hay hạ giá đều có khuynh hướng mách cho khách hàng là chỉ nên mua khi nào có giá rẻ. Nếu một công ty không khi nao bán giảm giá ngay từ lúc đầu thì ra sao? Trong lĩnh vực bán lẻ, những người thắng lợi lớn là những công ty thực hiện việc “bán giá thấp hàng ngày”, chẳng hạn như Wal-Mark và K-Mark, các cửa hàng có mức tiêu thụ hàng hóa đều tăng lên nhanh chóng.

Hầu hết khắp mọi nơi bạn đều thấy tình trạng giá cả vọt lên rồi lại tụt xuống. Các hãng máy bay và các siêu thị là hai ví dụ. Tuy nhiên, mới đây, hãng Procter& Gamble đã có chuyển biến mới bằng cách thiết lập một giá cả đồng nhất, điều này có thể khởi đầu một khuynh hướng mới.

Hình thức bán giảm giá nào như phiếu giảm, khấu trừ hay hạ giá đều có khuynh hướng mách cho khách hàng là chỉ nên mua khi nào có giá rẻ.

Trong đời sống hàng ngày có rất nhiều ví dụ về việc lãi ngắn hạn và lỗ trong dài hạn, tội phạm là một minh chứng. Nếu bạn cướp ngân hàng được 100,000 đô-la, bị bắt với 10 năm tù, bạn đã kiếm được 100,000 trong một ngày làm việc hoặc là 10,000 đô-la một năm trong mười năm làm việc. cái đó tùy vào quan điểm của bạn.

Lạm phát có thể kích thích nền kinh tế trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài lạm phát đưa đến suy thoái kinh tế (những người khùng của brazil vẫn chưa nhận ra điều này).

Trong ngắn hạn, ăn nhiều thỏa mãn được tâm lý nhưng về lâu dài nó sinh ra chứng bệnh béo phì và trầm cảm.

Trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống (tiêu tiền, nghiện ma túy …) hậu quả lâu dài về hành động của bạn thường ngược lại hiệu quả nhất thời. Vậy thì tại sao người ta lại khó hiểu đó là hiệu quả của chương trình được tiếp thị chỉ đạt được sau một khoảng thời gian?

Về việc mở rộng sản xuất thêm sản phẩm ngắn hạn, việc khuyến mại khuếch trương không làm thay đổi gia tăng doanh số. Công nghiệp sản xuất bia là một minh họa rõ nét cho vấn đề này. Vào những năm đầu thập niên 70, hãng Miller High Life túng với doanh số tăng trung bình 27% một năm. Sự thành công của Miller được kích động bởi chương trình “giờ của Miller”, chương trình này cổ vũ các công nhân tự thưởng cho ngày làm việc mệt nhọc của mình bằng một chai bia Miller vào cuối ngày. Rồi thì Miller cũng trở nên tham lam và năm 1979 giới thiệu Miller lite, một ý niệm sáng giá bị chôn vùi dưới một cái tên được mở rộng ra. (Phần 2: Quy luật chủng loại)

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 11: Quy luật  triển vọngTrong ngắn hạn cả hai loại Miller có thể cùng tồn tại: Bia cho công nhân (High Life) và bia cho viên chức (High lite). Nhưng về lâu dài việc khuếch trương sản phẩm làm giảm bớt việc tiêu thụ nhãn hiệu khác. Dấu ấn dành cho bia Miller High Life là năm 1979, 5 năm sau ngày giới thiệu bia Miller. Trong 5 năm này doanh số của bia Miller High Life hầu như tăng gấp ba, từ 8.6 triệu lên 23.6 triệu thùng. Đây là hiệu quả ngắn hạn của việc gia tăng sản phẩm.

Hiệu quả dài hạn thì tồi tệ. từ doanh số cao 23.6 triệu thùng năm 1979, Miller High Life giảm sụt trong vòng 13 năm xuống còn 5,8 triệu thùng vào năm 1991. sự sụt giảm còn tiếp tục.

Bia Miller Lite có thoát được trong việc khuếch trương sản phẩm không? Năm 1986, công ty giới thiệu Miller Genuine Draft. Đây là loại bia Draft đầu tiên của hãng nên cũng lấy tên là Miller và lịch sử lại tái diễn. 5 năm sau Miller Lite có doanh số lên đến đỉnh rồi bắt đầu tụt xuống. Một khi sự tụt xuống bắt đầu, không có cách nào ngăn cản được.

Cho đến khi bạn biết cách phải nhìn nhận vào việc gì, rất khó để nhìn thấy ảnh hưởng của việc khuếch trương sản phẩm, đặc biệt là khi các giám đốc chỉ tập trung vào những báo cáo quí tới của họ.

Việc xảy ra cho bia Miller cũng xảy ra như cho bia Michlob như vậy. ba năm sau khi giới thiệu bia Michelob Light, bia Michelob loại thường (regular Michelob) tăng doanh số tới đỉnh rồi giảm xuống 11 năm liền. Ngày nay, doanh số 4 loại của Michelob cộng lại (loại thường, loại nhẹ, loại mạnh và bia đen) bán ra 25% ít hơn 1 mình loại bia Michelob thường bán ra vào năm 1978, là năm mà Michelob light được giới thiệu.

Việc xảy ra cho bia Coors cũng giống vậy. Việc giới thiệu Coors Light là lý do dẫn đến sự sụp đổ của Coors Regular, ngày nay chỉ bán được ¼ doanh số trước đây.

[22 quy luật bất biến trong Marketing] Phần 11: Quy luật  triển vọng

Ngay cả vua bia cũng xuống dốc. Sau khi doanh số bán hàng năm gia tăng kéo dài, bia Budmeiser tuột dốc liên tiếp ba năm liền. Lý do? Vì bia mới Bud Light.

Bạn có thể nghĩ rằng bia Miller, Coors hay Anheuser-Busch mở rộng sản phẩm bởi vì bia nhẹ bán chạy trên thị trường. Nếu bạn tìm đọc những gì thấy trên báo chí, bạn nghĩ mọi người đều uống bia nhẹ. Không đúng vậy, ngày nay, 18 năm sau khi bia nhẹ Miller lite được giới thiệu , bia loại nhẹ chỉ chiếm được có 31% trong thị trường bia.

Trong lĩnh vực tiếp thị khác, ảnh hưởng của ngắn hạn/dài hạn của việc mở rộng sản phẩm xảy ra nhanh hơn nữa. Quần áo Coca-cola cũng xảy ra cho Donald Trump (tỷ phú Mỹ). Lúc đầu Donald đã thành công, rồi sau đó ông đã khuyếch trương ra nhiều nghành. Ông ta đặt tên Trump cho bất kỳ sản phẩm nào được ngân hàng tài trợ: một khách sạn, ba sòng bạc, hai chung cư, một hãng máy bay, một trung tâm thương mại.

Tạp chí Fortune ca ngợi Trump: “Một nhà đầu tư với tầm nhìn sắc bén về vấn đề quay đồng vốn và giá trị tài sản, một nhà tiếp thị tinh khôn, một tay buôn bán tinh ranh”. Các tạp chí Time và Newsweek in hình Donald lên trang bìa.

Ngày hôm nay, ông Trumo của chúng ra mắc nợ: 1,4 tỷ USD. Điều gì làm ông ta thành công trong ngắn hạn thì đó cũng chính là cái lý do sụp đổ của ông ta trong dài hạn: sự nới rộng hoạt động.

Nhìn bề ngoài tưởng dễ dàng, nhưng tiếp thị không phải là trò chơi dành cho các tay nghiệp dư.

Brands Vietnam